Bộ Phân Tích
Vibhaṅga
Jhānavibhaṅga
1. Phân Theo Kinh
1. Suttantabhājanīya
Nơi đây, vị tỳ khưu sống thu thúc trong biệt biệt giải thoát thu thúc giới, thành tựu phẩm hạnh và hành xứ, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì học tập các điều học, phòng hộ môn quyền, tiết độ trong vật thực, chuyên tâm tĩnh thức vào đầu hôm đến cuối hôm, chuyên chú tu tập các pháp đẳng giác một cách kiên trì thận trọng.
Idha bhikkhu pātimokkhasaṁvarasaṁvuto viharati, ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu indriyesu guttadvāro bhojane mattaññū pubbarattāpararattaṁ jāgariyānuyogamanuyutto sātaccaṁ nepakkaṁ bodhipakkhikānaṁ dhammānaṁ bhāvanānuyogamanuyutto.
Vị ấy là bậc tỉnh giác khi bước tới bước lui, tỉnh giác khi nhìn tới nhìn lui, tỉnh giác khi co duỗi, tỉnh giác khi mang y bát và Tăng già lê, tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, tỉnh giác khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng.
So abhikkante paṭikkante sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti.
Vị ấy xử dụng trú xứ vắng vẻ, là khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ ở nơi rừng, chỗ ở trống trải, chỗ đống rơm, chỗ ít tiếng ồn, chỗ ít náo động, chỗ hiu quạnh, chỗ vắng người, chỗ thích hợp thiền tịnh. Vị ấy đi đến khu rừng hoặc đến gốc cây hay đến ngôi nhà trống, ngồi xếp bằng kiết già, giữ thân ngay thẳng, an lập niệm trước mặt.
So vivittaṁ senāsanaṁ bhajati araññaṁ rukkhamūlaṁ pabbataṁ kandaraṁ giriguhaṁ susānaṁ vanapatthaṁ abbhokāsaṁ palālapuñjaṁ appasaddaṁ appanigghosaṁ vijanavātaṁ manussarāhasseyyakaṁ paṭisallānasāruppaṁsup. So araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṁ ābhujitvā ujuṁ kāyaṁ paṇidhāya parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā.
Vị ấy đoạn trừ tham ác ở đời, sống với tâm ly tham ác, gội rữa tâm khỏi tham ác; đoạn trừ sân độc hại, sống với tâm vô sân độc, có lòng tiếp độ lợi ích đến tất cả loài sinh vật hữu tình gội rữa tâm khỏi sân độc hại; đoạn trừ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn trầm thụy miên, có tưởng quang minh, có chánh niệm tỉnh giác, gội rữa tâm khỏi hôn trầm thụy miên; đoạn trừ trạo hối, sống vô phóng dật, nội tâm tỉnh lặng, gội rữa tâm khỏi trạo hối; đoạn trừ hoài nghi, an trú vượt khỏi hoài nghi, không còn nghi nan đối với các thiện pháp, gội rữa tâm khỏi hoài nghi.
So abhijjhaṁ loke pahāya vigatābhijjhena cetasā viharati, abhijjhāya cittaṁ parisodheti. Byāpādapadosaṁ pahāya abyāpannacitto viharati sabbapāṇabhūtahitānukampī, byāpādapadosā cittaṁ parisodheti. Thinamiddhaṁ pahāya vigatathinamiddho viharati ālokasaññī sato sampajāno, thinamiddhā cittaṁ parisodheti. Uddhaccakukkuccaṁ pahāya anuddhato viharati ajjhattaṁ vūpasantacitto, uddhaccakukkuccā cittaṁ parisodheti. Vicikicchaṁ pahāya tiṇṇavicikiccho viharati akathaṅkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṁ parisodheti.
Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái này là điều nhơ bẩn tâm, muội lược trí tuệ, ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền có tầm có tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh; do vắng lặng tầm tứ, chứng và trú nhị thiền, nội tỉnh nhất tâm, không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do định sanh; ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, chứng và trú tam thiền một trạng thái mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú; đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã có từ trước, chứng và trú tứ thiền phi khổ phi lạc, xả niệm thanh tịnh. Do vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú không vô biên xứ; vượt qua mọi không vô biên xứ, nghĩ rằng “thức là vô biên” chứng và trú thức vô biên xứ; vượt qua mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng “không có chi cả”, chứng và trú vô sở hữu xứ; vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú phi tưởng phi phi tưởng xứ.
So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya dubbalīkaraṇe vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti—“upekkhako satimā sukhavihārī”ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati; sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā “ananto ākāso”ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati; sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma “anantaṁ viññāṇan”ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati; sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma “natthi kiñcī”ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati; sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati.
Phần Mẫu Đề
Mātikā
Nói rằng “nơi đây”. Tức là trong tri kiến này, trong tín ngưỡng này, trong khuynh hướng này, trong lập tường này, trong pháp này, trong luật này, trong Pháp luật này, trong Kinh điển này, trong phạm hạnh này, trong giáo lý Bậc Ðạo Sư này; bởi lẽ đó được nói rằng “nơi đây”.
“Idhā”ti imissā diṭṭhiyā, imissā khantiyā, imissā ruciyā, imasmiṁ ādāye, imasmiṁ dhamme, imasmiṁ vinaye, imasmiṁ dhammavinaye, imasmiṁ pāvacane, imasmiṁ brahmacariye, imasmiṁ satthusāsane. Tena vuccati “idhā”ti.
Nói rằng “tỳ khưu”. Tức là tỳ khưu do ấn định, tỳ khưu do tự nhận, hạnh khất thực gọi là tỳ khưu, người khất thực gọi là tỳ khưu, người chấp nhận hạnh khất thực gọi là tỳ khưu, người mang vải cắt manh gọi là tỳ khưu, người đang cắt trừ các ác bất thiện pháp gọi là tỳ khưu, do từ bỏ phiền não từng phần gọi là tỳ khưu, do từ bỏ phiền não không riêng phần gọi là tỳ khưu, có tỳ khưu bậc hữu học, bậc vô học, có tỳ khưu phi hữu học phi vô học, có tỳ khưu hạng thượng thủ, có tỳ khưu hạng hiền thiện, có tỳ khưu hạng tinh khiết, có tỳ khưu hạng pháp lõi, có hạng đắc giới do đúng điều kiện nhất định bằng hành sự tứ tác tuyên ngôn có chúng tăng hòa hợp, gọi là tỳ khưu.
“Bhikkhū”ti samaññāya bhikkhu, paṭiññāya bhikkhu, bhikkhatīti bhikkhu, bhikkhakoti bhikkhu, bhikkhācariyaṁ ajjhupagatoti bhikkhu, bhinnapaṭadharoti bhikkhu, bhindati pāpake akusale dhammeti bhikkhu, bhinnattā pāpakānaṁ akusalānaṁ dhammānaṁ bhikkhu, odhiso kilesānaṁ pahānā bhikkhu, anodhiso kilesānaṁ pahānā bhikkhu, sekkho bhikkhu, asekkho bhikkhu, nevasekkhanāsekkho bhikkhu, aggo bhikkhu, bhadro bhikkhu, maṇḍo bhikkhu, sāro bhikkhu, samaggena saṅghena ñatticatutthena kammena akuppena ṭhānārahena upasampanno bhikkhu.
Nói rằng “biệt biệt giải thoát giới”. Tức là giới điều thành chỗ y cứ, điều sơ cấp, sở hành, điều chế ngự, điều thu thúc điều đại diện, điều chủ chốt để thành tựu các thiện pháp.
“Pātimokkhan”ti sīlaṁ patiṭṭhā ādi caraṇaṁ saṁyamo saṁvaro mokkhaṁ pāmokkhaṁ kusalānaṁ dhammānaṁ samāpattiyā.
Nói rằng “sự thu thúc”. Tức là sự không thái quá về thân, không thái quá về khẩu, không thái quá về thân khẩu.
“Saṁvaro”ti kāyiko avītikkamo, vācasiko avītikkamo, kāyikavācasiko avītikkamo.
Nói rằng “thu thúc”. Tức là dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt theo biệt biệt giải thoát thu thúc giới này. Bởi lẽ ấy, nói rằng: “thu thúc trong biệt biệt giải thoát thu thúc giới”.
“Saṁvuto”ti iminā pātimokkhasaṁvarena upeto hoti samupeto upāgato samupāgato upapanno sampanno samannāgato. Tena vuccati “pātimokkhasaṁvarasaṁvuto”ti.
Nói rằng “sống”. Tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ. Bởi lẽ ấy gọi là “sống”.
“Viharatī”ti iriyati vattati pāleti yapeti yāpeti carati viharati. Tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng: “Thành tựu phẩm hạnh và hành xứ.” Có phẩm hạnh, có phi phẩm hạnh.
“Ācāragocarasampanno”ti atthi ācāro, atthi anācāro.
Ở đây, thế nào là phi phẩm hạnh?
Tattha katamo anācāro?
Sự thái quá về thân, sự thái quá về khẩu, sự thái quá về thân khẩu, đây gọi là phi phẩm hạnh. Tất cả tư cách ác giới cũng là phi phẩm hạnh. Nơi đây có một số vị nuôi sống bằng cách tà mạng nào đó mà Ðức Phật đã quở trách, như bằng cách cho tre, hoặc cho lá, hoặc cho hoa, hoặc cho quả, hoặc cho phấn tắm, hoặc cho cây chải răng, hoặc nói gợi cảm, hoặc nói úp mở, hoặc lãnh nuôi trẻ, hoặc làm tay sai, đây gọi là phi phẩm hạnh.
Kāyiko vītikkamo, vācasiko vītikkamo, kāyikavācasiko vītikkamo— ayaṁ vuccati “anācāro”. Sabbampi dussīlyaṁ anācāro. Idhekacco veḷudānena vā pattadānena vā pupphadānena vā phaladānena vā sinānadānena vā dantakaṭṭhadānena vā cāṭukamyatāya vā muggasūpyatāya vā pāribhaṭyatāya vā jaṅghapesanikena vā aññataraññatarena vā buddhapaṭikuṭṭhena micchāājīvena jīvikaṁ kappetisup—ayaṁ vuccati “anācāro”.
Ở đây, thế nào là phẩm hạnh?
Tattha katamo ācāro?
Sống không thái quá về thân, không thái quá về khẩu, không thái quá về thân khẩu, đây gọi là phẩm hạnh.
Kāyiko avītikkamo, vācasiko avītikkamo, kāyikavācasiko avītikkamo— ayaṁ vuccati “ācāro”.
Tất cả sự thu thúc trong giới cũng là phẩm hạnh. Nơi đây, có một số vị không nuôi sống bằng cách tà mạng nào đó mà Ðức Phật đã quở trách, như không bằng cách cho tre hoặc không bằng cách cho lá, không bằng cách cho hoa, không bằng cách cho quả, không bằng cách cho phấn tắm, không bằng cách cho cây chà răng, không bằng cách nói gợi cảm, không bằng cách nới úp mở, không bằng cách lãnh nuôi trẻ, không bằng cách làm tay sai, đây gọi là phẩm hạnh.
Sabbopi sīlasaṁvaro ācāro. Idhekacco na veḷudānena na pattadānena na pupphadānena na phaladānena na sinānadānena na dantakaṭṭhadānena na cāṭukamyatāya na muggasūpyatāya na pāribhaṭyatāya na jaṅghapesanikena na aññataraññatarena buddhapaṭikuṭṭhena micchāājīvena jīvikaṁ kappeti— ayaṁ vuccati “ācāro”.
Nói rằng “hành xứ”. Có hành xứ, có phi hành xứ.
“Gocaro”ti atthi gocaro, atthi agocaro.
Ở đây, thế nào là phi hành xứ?
Tattha katamo agocaro?
Nơi đây, một số vị có hành xứ chỗ gái điếm, hoặc hành xứ chỗ gái góa, hoặc hành xứ chỗ gái già, hoặc hành xứ người lại cái, hoặc hành xứ tỳ khưu ni, hoặc hành xứ chỗ quán nước; vị ấy sống lẫn lộn với vua, với các đại thần của vua, với các ngoại đạo sư, với các đệ tử ngoại đạo, với sự chung đụng cư sĩ không thích hợp, hoặc có những gia đình nào không có đức tin, không tín ngưỡng, không là giếng nước, thường mắng nhiếc chưởi rủa, muốn gây bất lợi, muốn gây bất hạnh, muốn gây bất an, muốn cho không thoát khổ ách đối với các tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ; giao du thân cận quan hệ những gia đình như thế. Ðây gọi là phi hành xứ.
Idhekacco vesiyāgocaro vā hoti vidhavāgocaro vā thullakumārigocaro vā paṇḍakagocaro vā bhikkhunigocaro vā pānāgāragocaro vā, saṁsaṭṭho viharati rājūhi rājamahāmattehi titthiyehi titthiyasāvakehi ananulomikena saṁsaggena; yāni vā pana tāni kulāni assaddhāni appasannāni anopānabhūtāni akkosakaparibhāsakāni anatthakāmāni ahitakāmāni aphāsukakāmāni ayogakkhemakāmāni bhikkhūnaṁ bhikkhunīnaṁ upāsakānaṁ upāsikānaṁ, tathārūpāni kulāni sevati bhajati payirupāsati— ayaṁ vuccati “agocaro”.
Ở đây, thế nào là hành xứ?
Tattha katamo gocaro?
Nơi đây, một số vị không có hành xứ chỗ gái điếm, không có hành xứ chỗ gái góa, không có hành xứ chỗ gái già, không có hành xứ chổ người lại cái, không có hành xứ chỗ tỳ khưu ni, không có hành xứ chỗ quán nước; không sống lẫn lộn với vua, với các đại thần của vua, với các ngoại đạo sư, với các đệ tử ngoại đạo, với sự chung đụng cư sĩ không thích hợp, hoặc là những gia đình nào có đức tin, có tín ngưỡng, thành giếng nước, thường nghinh tiếp vị mặc Ca-sa, năng lai vãng với bậc ẩn sĩ, muốn đem lợi ích, muốn đem may mắn, muốn đem an vui, muốn cho thoát khổ ách, đến với các tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ, giao du thân cận quan hệ những gia đình như thế. Ðây gọi là hành xứ. Như thế, vị dự nhập… (trùng)… thành đạt với những phẩm hạnh này và hành xứ này; bởi lẽ ấy mới nói rằng “thành tựu phẩm hạnh và hành xứ”.
Idhekacco na vesiyāgocaro hoti na vidhavāgocaro na thullakumārigocaro na paṇḍakagocaro na bhikkhunigocaro na pānāgāragocaro, asaṁsaṭṭho viharati rājūhi rājamahāmattehi titthiyehi titthiyasāvakehi ananulomikena saṁsaggena; yāni vā pana tāni kulāni saddhāni pasannāni opānabhūtāni kāsāvapajjotāni isivātapaṭivātāni atthakāmāni hitakāmāni phāsukakāmāni yogakkhemakāmāni bhikkhūnaṁ bhikkhunīnaṁ upāsakānaṁ upāsikānaṁ, tathārūpāni kulāni sevati bhajati payirupāsati— ayaṁ vuccati “gocaro”. Iti iminā ca ācārena iminā ca gocarena upeto hoti …pe… samannāgato. Tena vuccati “ācāragocarasampanno”ti.
Nói rằng “thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt”. Ở đây, thế nào là những lỗi nhỏ nhặt?
“Aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī”ti. Tattha katame aṇumattā vajjā?
Những lỗi lầm nào ít oi, thấp thói, nhẹ nhàng, được xem là nhẹ nhàng mà nên chế ngự, nên thu thúc, nên sanh tâm liên hệ tác ý. Những điều này được gọi là lỗi nhỏ nhặt. Người thấy tội, thấy sợ, thấy nạn, thấy thoát ly đối với các lỗi nhỏ nhặt này. Bởi lẽ ấy được nói rằng “thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt”.
Yāni tāni vajjāni appamattakāni oramattakāni lahusāni lahusammatāni saṁyamakaraṇīyāni saṁvarakaraṇīyāni cittuppādakaraṇīyāni manasikārapaṭibaddhāni— ime vuccanti “aṇumattā vajjā”. Iti imesu aṇumattesu vajjesu vajjadassāvī ca hoti bhayadassāvī ca ādīnavadassāvī ca nissaraṇadassāvī ca. Tena vuccati “aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī”ti.
Nói rằng “thọ trì học tập các điều học”. Ở đây, thế nào là học giới?
“Samādāya sikkhati sikkhāpadesū”ti. Tattha katamā sikkhā?
Có bốn học giới: Học giới tỳ khưu của hàng tỳ khưu; học giới tỳ khưu ni của hàng tỳ khưu ni; học giới cận sự nam của hàng cận sự nam; học giới cận sự nữ của hàng cận sự nữ. Những điều này được gọi là học giới.
Catasso sikkhā— bhikkhūnaṁ bhikkhusikkhā, bhikkhunīnaṁ bhikkhunisikkhā, upāsakānaṁ upāsakasikkhā, upāsikānaṁ upāsikasikkhā. Imā vuccanti “sikkhāyo”.
Ðối với những học giới này, người thọ trì tất cả bằng mọi điều, thọ trì tất cả theo mọi cách, rồi thực hành trọn vẹn không bỏ sót. Bởi lẽ ấy, được nói rằng “thọ trì học tập các điều học”.
Iti imāsu sikkhāsu sabbena sabbaṁ sabbathā sabbaṁ asesaṁ nissesaṁ samādāya vattati. Tena vuccati “samādāya sikkhati sikkhāpadesū”ti.
Nói rằng “phòng hộ môn quyền”, có tư cách phòng hộ môn quyền, có tư cách không phòng hộ môn quyền.
“Indriyesu guttadvāro”ti atthi indriyesu guttadvāratā, atthi aguttadvāratā.
Ở đây, thế nào là tư cách không phòng hộ môn quyền?
Tattha katamā indriyesu aguttadvāratā?
Nơi đây, có người khi thấy cảnh sắc do mắt, lại nắm tướng chung, nắm tướng riêng; do nguyên nhân chi mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc nhãn quyền, thì người ấy không hành động thu thúc với nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, không thúc liểm trong nhãn quyền. Khi nghe tiếng do tai… (trùng)… Khi ngữi mùi do mũi… (trùng)… Khi nếm vị do lưỡi… (trùng)… Khi đụng vật xúc do thân… (trùng)… Khi biết cảnh pháp do ý, lại nắm lấy tướng chung, tướng riêng; do nguyên nhân ấy mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc ý quyền, thì người ấy không hành động thu thúc với nhân ấy, không hộ trì ý quyền, không thúc liễm trong ý quyền, chi là sự không phòng hộ, không bảo hộ, không hộ trì, không thu thúc đối với sáu quyền này. Ðây gọi là tư cách không phòng hộ môn quyền.
Idhekacco cakkhunā rūpaṁ disvā nimittaggāhī hoti anubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya na paṭipajjati, na rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye na saṁvaraṁ āpajjati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe… jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe… kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe… manasā dhammaṁ viññāya nimittaggāhī hoti anubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya na paṭipajjati, na rakkhati manindriyaṁ, manindriye na saṁvaraṁ āpajjati. Yā imesaṁ channaṁ indriyānaṁ agutti agopanā anārakkho asaṁvaro— ayaṁ vuccati “indriyesu aguttadvāratā”.
Ở đây, thế nào là tư cách phòng hộ môn quyền?
Tattha katamā indriyesu guttadvāratā?
Nơi đây, có người khi thấy cảnh sắc do mắt, không nắm tướng chung, không nắm tướng riêng; do nguyên nhân chi mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc nhãn quyền, thì người ấy hành động thu thúc với nhân ấy, hộ trì nhãn quyền, thúc liểm trong nhãn quyền. Khi nghe tiếng do tai… (trùng)… Khi ngửi mùi do mũi… (trùng)… Khi nếm vị do lưỡi… (trùng)… Khi đụng vật xúc do thân… (trùng)… Khi biết cảnh pháp do ý, không nắm lấy tướng chung, không nắm lấy tướng riêng; do nguyên nhân chi mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc ý quyền, thì người ấy hành động thu thúc với nhân ấy, hộ trì ý quyền, thúc liễm trong ý quyền, chi là sự phòng hộ, sự bảo hộ, sự hộ trì, sự thu thúc đối với sáu quyền này. Ðây gọi là tư cách phòng hộ môn quyền.
Idhekacco cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjati. Sotena saddaṁ sutvā …pe… ghānena gandhaṁ ghāyitvā …pe… jivhāya rasaṁ sāyitvā …pe… kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …pe… manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Ñatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ, tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṁ, manindriye saṁvaraṁ āpajjati. Yā imesaṁ channaṁ indriyānaṁ gutti gopanā ārakkho saṁvaro— ayaṁ vuccati “indriyesu guttadvāratā”.
Vị dự nhập… (trùng)… thành đạt với tư cách phòng hộ môn quyền này. Bởi lẽ ấy được nói rằng “phòng hộ môn quyền”.
Imāya indriyesu guttadvāratāya upeto hoti samupeto …pe… samannāgato. Tena vuccati “indriyesu guttadvāro”ti.
Nói rằng “tiết độ trong vật thực”, có tư cách tiết độ vật thực, có tư cách không tiết độ vật thực.
“Bhojane mattaññū”ti atthi bhojane mattaññutā, atthi bhojane amattaññutā.
Ở đây, thế nào là tư cách không tiết độ vật thực?
Tattha katamā bhojane amattaññutā?
Nơi đây, có người không quán tưởng, thọ dùng vật thực không chánh quán: ăn để chơi đùa, để đam mê, để trang sức, để làm đẹp, ở đây chi là tư cách không tri túc, không tri độ, không quán tưởng trong thực phẩm. Ðây gọi là tư cách không tiết độ vật thực.
Idhekacco appaṭisaṅkhā ayoniso āhāraṁ āhāreti davāya madāya maṇḍanāya vibhūsanāya. Yā tattha asantuṭṭhitā amattaññutā appaṭisaṅkhā bhojane— ayaṁ vuccati “bhojane amattaññutā”ti.
Ở đây, thế nào là tư cách tiết độ vật thực?
Tattha katamā bhojane mattaññutā?
Nơi đây, có người quán tưởng, thọ dùng vật thực một cách chánh quán: ăn chẳng phải để chơi đùa, chẳng phải để đam mê, chẳng phải để trang sức, chẳng phải để làm đẹp, chỉ để duy trì, nuôi dưỡng xác thân này, để khỏi bị thương tổn, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ là như thế ta sẽ trừ diệt cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, ở nơi ta không có lỗi lầm và sẽ lạc trú; ở đây chi là tư cách tri túc, tư cách tiết độ, quán tưởng trong vật thực. Ðây gọi là tư cách tiết độ vật thực”.
Idhekacco paṭisaṅkhā yoniso āhāraṁ āhāreti— “neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya, yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya vihiṁsūparatiyā brahmacariyānuggahāya, iti purāṇañca vedanaṁ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṁ na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsu vihāro cā”ti. Yā tattha santuṭṭhitā mattaññutā paṭisaṅkhā bhojane— ayaṁ vuccati “bhojane mattaññutā”.
Vị dự nhập… (trùng)… thành đạt với tư cách tiết độ trong vật thực. Bởi lẽ ấy được gọi là ‘tri túc trong vật thực”.
Imāya bhojane mattaññutāya upeto hoti …pe… samannāgato. Tena vuccati “bhojane mattaññū”ti.
Làm sao để vị tỳ khưu chuyên tâm tỉnh thức vào đầu hôm đến cuối hôm?
Kathañca bhikkhu pubbarattāpararattaṁ jāgariyānuyogamanuyutto hoti?
Nơi đây, vị tỳ khưu ban ngày thanh lọc tâm khỏi các chướng ngại pháp bằng cách kinh hành, bằng cách an tọa; vào canh đầu hôm, thanh lọc tâm bởi các chướng ngại pháp bằng cách kinh hành, bằng cách an tọa; vào canh giữa đêm nằm nghỉ dáng sư tử ngọa, nghiêng tay bên mặt, gác chân lên chân, có chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến khởi sanh tưởng; vào canh cuối đêm thức dậy, thanh lọc tâm khỏi các chướng ngại pháp bằng cách kinh hành, bằng cách an tọa. Như vậy là vị tỳ khưu chuyên tâm tỉnh thức vào đầu hôm đến cuối hôm.
Idha bhikkhu divasaṁ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṁ parisodheti, rattiyā paṭhamayāmaṁ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṁ parisodheti, rattiyā majjhimayāmaṁ dakkhiṇena passena sīhaseyyaṁ kappeti pāde pādaṁ accādhāya sato sampajāno uṭṭhānasaññaṁ manasikaritvā, rattiyā pacchimayāmaṁ paccuṭṭhāya caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṁ parisodhetisup. Evaṁ bhikkhu pubbarattāpararattaṁ jāgariyānuyogamanuyutto.
Nói rằng “kiên trì”. Tức cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn.
“Sātaccan”ti. Yo cetasiko vīriyārambho …pe… sammāvāyāmo.
Nói rằng “thận trọng”. Tức cái chi là sự hiểu rõ, biết rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến.
“Nepakkan”ti. Yā paññā pajānanā …pe… amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi.
Nói rằng “chuyên chú tu tập các pháp đẳng giác”. Ở đây, thế nào là các pháp đẳng giác?
“Bodhipakkhikānaṁ dhammānaṁ bhāvanānuyogamanuyutto”ti. Tattha katame bodhipakkhikā dhammā?
Tức bảy giác chi: niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. Ðây gọi là các pháp đẳng giác.
Satta bojjhaṅgā— satisambojjhaṅgo, dhammavicayasambojjhaṅgo, vīriyasambojjhaṅgo, pītisambojjhaṅgo, passaddhisambojjhaṅgo, samādhisambojjhaṅgo, upekkhāsambojjhaṅgo. Ime vuccanti “bodhipakkhikā dhammā”.
Thực hành tu tập, làm sung mãn các pháp đẳng giác này. Bởi lẽ ấy được nói rằng “chuyên chú tu tập các pháp đẳng giác”.
Iti te bodhipakkhike dhamme āsevati bhāveti bahulīkaroti. Tena vuccati “bodhipakkhikānaṁ dhammānaṁ bhāvanānuyogamanuyutto”ti.
Làm sao để vị tỳ khưu là bậc tỉnh giác khi bước tới bước lui, tỉnh giác khi nhìn tới nhìn lui, tỉnh giác khi co duỗi, tỉnh giác khi mang y bát và Tăng già lê, tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, tỉnh giác khi đi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng?
Kathañca bhikkhu abhikkante paṭikkante sampajānakārī hoti, ālokite vilokite sampajānakārī hoti, samiñjite pasārite sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sampajānakārī hoti; gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti?
Nơi đây, vị tỳ khưu bước tới có chánh niệm tỉnh giác, bước lui có chánh niệm tỉnh giác, nhìn tới có chánh niệm tỉnh giác, nhìn lui có chánh niệm tỉnh giác, co vào có chánh niệm tỉnh giác, duỗi ra có chánh niệm tỉnh giác; vị ấy giữ chánh niệm tỉnh giác khi mang y bát, tăng già lê, giữ chánh niệm tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nếm, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng.
Idha bhikkhu sato sampajāno abhikkamati, sato sampajāno paṭikkamati, sato sampajāno āloketi, sato sampajāno viloketi, sato sampajāno samiñjeti, sato sampajāno pasāreti, sato sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sato sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sato sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sato sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sato sampajānakārī hotīti.
Ở đây, thế nào là niệm?
Tattha katamā sati?
Cái chi là ức niệm, tùy niệm, tưởng niệm, nhớ lại, thái độ nhớ lại, thái độ ghi nhận, thái độ không lơ đảng, thái độ không lãng quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là niệm.
Yā sati anussati paṭissati sati saraṇatā dhāraṇatā apilāpanatā asammussanatā sati satindriyaṁ satibalaṁ sammāsati— ayaṁ vuccati “sati”.
Nói rằng “tỉnh giác”. Ở đây, thế nào là tỉnh giác?
“Sampajāno”ti tattha katamaṁ sampajaññaṁ?
Cái chi là sự hiểu rõ, sự biết rõ, sự lựa chọn, sự cân nhắc, trạch pháp, sự tham khảo, sự phân định, sự khảo sát, sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy xét, sự nghiên cứu, sự minh mẫn, sự mẫn tiệp, sự hồi quang, sự chiếu kiến, sự lương tri, sự sắc xảo, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như đèn, tuệ như báu vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tỉnh giác.
Yā paññā pajānanā vicayo pavicayo dhammavicayo sallakkhaṇā upalakkhaṇā paccupalakkhaṇā paṇḍiccaṁ kosallaṁ nepuññaṁ vebhabyā cintā upaparikkhā bhūrīmedhā pariṇāyikā vipassanā sampajaññaṁ patodo paññā paññindriyaṁ paññābalaṁ paññāsatthaṁ paññāpāsādo paññāāloko paññāobhāso paññāpajjoto paññāratanaṁ amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi— idaṁ vuccati “sampajaññaṁ”.
Vị dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự niệm này và sự tỉnh giác này như thế. Như vậy là vị tỳ khưu bước tới có chánh niện tỉnh giác, bước lui có chánh niệm tỉnh giác, nhìn tới có chánh niệm tỉnh giác, nhìn lui có chánh niệm tỉnh giác, co vào có chánh niệm tỉnh giác, duỗi ra có chánh niệm tỉnh giác; giữ chánh niệm tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, giữ chánh niệm tỉnh giác khi mang y bát và Tăng già lê, giữ chánh niệm tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng
Iti imāya ca satiyā iminā ca sampajaññena upeto hoti …pe… samannāgato. Evaṁ bhikkhu sato sampajāno abhikkamati, sato sampajāno paṭikkamati, sato sampajāno āloketi, sato sampajāno viloketi, sato sampajāno samiñjeti, sato sampajāno pasāreti, sato sampajānakārī hoti, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe sato sampajānakārī hoti, asite pīte khāyite sāyite sato sampajānakārī hoti, uccārapassāvakamme sato sampajānakārī hoti, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve sampajānakārī hoti.
Nói rằng “vắng vẻ”, như là trú xứ ở gần, mà chỗ ấy không lẫn lộn với người tại gia, bậc xuất gia, do đó chỗ ấy là chỗ vắng vẽ. Dù là trú xứ ở xa, mà chỗ ấy không lẫn lộn với các người tại gia, xuất gia, do đó chỗ ấy cũng là chỗ vắng vẽ.
“Vivittan”ti santike cepi senāsanaṁ hoti, tañca anākiṇṇaṁ gahaṭṭhehi pabbajitehi. Tena taṁ vivittaṁ. Dūre cepi senāsanaṁ hoti, tañca anākiṇṇaṁ gahaṭṭhehi pabbajitehi. Tena taṁ vivittaṁ.
Nói rằng “trú xứ”, giường cũng là trú xứ, ghế cũng là trú xứ, nệm cũng là trú xứ, gối cũng là trú xứ, tịnh thất cũng là trú xứ, mái hiên cũng là trú xứ, lâu đài cũng là trú xứ, nhà chòi cũng là trú xứ, phòng ốc cũng là trú xứ, thạch động cũng là trú xứ, cốc hang cũng là trú xứ, gốc cây cũng là trú xứ, bụi tre cũng là trú xứ; hoặc là bất cứ chỗ nào mà các vị tỳ khưu lui tới thì tất cà chỗ đó là trú xứ.
“Senāsanan”ti mañcopi senāsanaṁ, pīṭhampi senāsanaṁ, bhisipi senāsanaṁ, bibbohanampi senāsanaṁ, vihāropi senāsanaṁ, aḍḍhayogopi senāsanaṁ, pāsādopi senāsanaṁ, aṭṭopi senāsanaṁ, māḷopi senāsanaṁ, leṇampi senāsanaṁ, guhāpi senāsanaṁ, rukkhamūlampi senāsanaṁ, veḷugumbopi senāsanaṁsup. Yattha vā pana bhikkhū paṭikkamanti sabbametaṁ senāsanaṁ.
Nói rằng “sử dụng”, tức là xử dụng, thọ dụng, hưởng thọ, dụng nạp, tiếp nhận trú xứ vắng vẻ này. Bởi lẽ ấy được nói rằng. Bởi lẽ ấy được nói rằng “sử dụng”.
“Vivittaṁ senāsanaṁ bhajatī”ti imaṁ vivittaṁ senāsanaṁ bhajati sambhajati sevati nisevati saṁsevati. Tena vuccati “vivittaṁ senāsanaṁ bhajatī”ti.
Nói rằng “rừng”, tức là ra ngoài thềm nhà, tất cả chỗ đó là rừng.
“Araññan”ti nikkhamitvā bahi indakhīlā sabbametaṁ araññaṁ.
Nói rằng “gốc cây”, chính tại cội cây là gốc cây. Chính tại đồi đá là triền núi. Chính tại kẹt núi là thạch động. Chính hang núi là sơn cốc, chỗ đất táng là nghĩa địa. Chỗ hoang sơ là chỗ ở trống trãi, chỗ chất rơm là đống rơm.
“Rukkhamūlan”ti rukkhamūlaṁyeva rukkhamūlaṁ. Pabbatoyeva pabbato. Kandarāyeva kandarā. Giriguhāyeva giriguhā. Susānaṁyeva susānaṁ. Abbhokāsoyeva abbhokāso. Palālapuñjoyeva palālapuñjo.
Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ xa vắng. Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ rừng rậm. Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ kinh hoàng. Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ rởn lông ốc. Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ tận cùng. Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ lân cận loài người. Nói rằng “chỗ ở nơi rừng”, đó là chỉ cho các trú xứ khó tìm đến.
“Vanapatthan”ti dūrānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁ. “Vanapatthan”ti vanasaṇḍānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁ. “Vanapatthan”ti bhīsanakānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁsup. “Vanapatthan”ti salomahaṁsānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁ. “Vanapatthan”ti pariyantānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁ. “Vanapatthan”ti na manussūpacārānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁ. “Vanapatthan”ti durabhisambhavānametaṁ senāsanānaṁ adhivacanaṁ.
Nói rằng “chỗ ít tiếng ồn”, như là trú xứ ở gần mà chỗ ấy không lẫn lộn với người tại gia, xuất gia, do đó chỗ ấy là chỗ ít tiếng ồn, dù là trú xứ ở xa mà chỗ ấy không lẫn lộn với người tại gia, xuất gia, do đó chỗ ấy cũng là chỗ ít tiếng ồn.
“Appasaddan”ti santike cepi senāsanaṁ hoti, tañca anākiṇṇaṁ gahaṭṭhehi pabbajitehi. Tena taṁ appasaddaṁ. Dūre cepi senāsanaṁ hoti, tañca anākiṇṇaṁ gahaṭṭhehi pabbajitehi. Tena taṁ appasaddaṁ.
Nói rằng “chỗ ít náo động”, chỗ nào là chỗ ít tiếng ồn, chỗ ấy là chỗ ít náo động; chỗ nào là chỗ ít náo động, chỗ ấy là chỗ hiu quạnh; chỗ nào là chỗ hiu quạnh, chỗ ấy là chỗ vắng người; chỗ nào là chỗ vắng người, chỗ ấy là chỗ thích hợp thiền định.
“Appanigghosan”ti yadeva taṁ appasaddaṁ tadeva taṁ appanigghosaṁ. Yadeva taṁ appanigghosaṁ tadeva taṁ vijanavātaṁ. Yadeva taṁ vijanavātaṁ tadeva taṁ manussarāhasseyyakaṁ. Yadeva taṁ manussarāhasseyyakaṁ tadeva taṁ paṭisallānasāruppaṁ.
Nói rằng “đi đến khu rừng hoặc đến gốc cây hoặc đến ngôi nhà trống”, tức là vị ấy đi đến rừng, đi đến gốc cây hay đi đến ngôi nhà trống.
“Araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā”ti araññagato vā hoti rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā.
Nói rằng “ngồi kiết già”, tức là vị ngồi xếp bằng tréo chân.
“Nisīdati pallaṅkaṁ ābhujitvā”ti nisinno hoti pallaṅkaṁ ābhujitvā.
Nói rằng “giữ thân ngay thẳng”, tức là thân trụ giữ thẳng lưng.
“Ujuṁ kāyaṁ paṇidhāyā”ti ujuko hoti kāyo ṭhito paṇihito.
Nói rằng “an lập niệm trước mặt”. Ở đây, thế nào là niệm?
“Parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā”ti tattha katamā sati?
Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm. Ðây gọi là niệm.
Yā sati anussati paṭissati …pe… sammāsati— ayaṁ vuccati “sati”.
Niệm này được giữ, được đặt ngay nơi chót mũi hoặc môi. Bởi lẽ ấy được nói rằng “an lập niệm trước mặt”.
Ayaṁ sati upaṭṭhitā hoti supaṭṭhitā nāsikagge vā mukhanimitte vā. Tena vuccati “parimukhaṁ satiṁ upaṭṭhapetvā”ti.
Nói rằng “đoạn trừ tham ác ở đời”. Ở đây, thế nào là tham ác?
“Abhijjhaṁ loke pahāyā”ti tattha katamā abhijjhā?
Cái chi là sự tham luyến, tham đắm… (trùng)… sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham ác.
Yo rāgo sārāgo …pe… cittassa sārāgo— ayaṁ vuccati “abhijjhā”.
Ở đây, thế nào là đời?
Tattha katamo loko?
Tức là đời ngũ thủ uẩn. Ðây gọi là đời.
Pañcupādānakkhandhā loko— ayaṁ vuccati “loko”.
Tham ác đây được yên lặng trong đời này, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy đuợc nói rằng “đoạn trừ tham ác ở đời”.
Ayaṁ abhijjhā imamhi loke santā hoti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “abhijjhaṁ loke pahāyā”ti.
Nói rằng “với tâm li tham ác”, ở đây, thế nào là tâm?
“Vigatābhijjhena cetasā”ti tattha katamaṁ cittaṁ?
Cái chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Yaṁ cittaṁ mano mānasaṁ …pe… tajjāmanoviññāṇadhātu— idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này đã lìa tham ác; bởi lẽ ấy được nói là “với tâm ly tham ác”.
Idaṁ cittaṁ vigatābhijjhaṁ hoti. Tena vuccati “vigatābhijjhena cetasā”ti.
Nói rằng “sống”, tức là cử động xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, bởi lẽ ấy gọi là sống.
“Viharatī”ti iriyati vattati pāleti yapeti yāpeti carati viharati. Tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “gội rửa tâm khỏi tham ác”, ở đây, thế nào là tham ác?
“Abhijjhāya cittaṁ parisodhetī”ti tattha katamā abhijjhā?
Cái chi là sự tham luyến, tham đắm… (trùng)… sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham ác.
Yo rāgo sārāgo …pe… cittassa sārāgo— ayaṁ vuccati “abhijjhā”.
Ở đây, thế nào là tâm?
Tattha katamaṁ cittaṁ?
Cái chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Yaṁ cittaṁ mano mānasaṁ …pe… tajjāmanoviññāṇadhātu— idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi tham này; bởi lẽ ấy được nói là “gội rữa tâm khỏi tham ác”.
Idaṁ cittaṁ imāya abhijjhāya sodheti visodheti parisodheti moceti vimoceti parimoceti. Tena vuccati “abhijjhāya cittaṁ parisodhetī”ti.
Nói rằng “đoạn trừ sân độc hại”, có sân độc và có sân hại.
“Byāpādapadosaṁ pahāyā”ti atthi byāpādo, atthi padoso.
Ở đây, thế nào là sân độc?
Tattha katamo byāpādo?
Cái chi là sự hiềm khích của tâm, sự phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân dộc, thái độ sân dộc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãn, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân độc.
Yo cittassa āghāto paṭighāto paṭighaṁ paṭivirodho kopo pakopo sampakopo doso padoso sampadoso cittassa byāpatti manopadoso kodho kujjhanā kujjhitattaṁ doso dussanā dussitattaṁ byāpatti byāpajjanā byāpajjitattaṁ virodho paṭivirodho caṇḍikkaṁ asuropo anattamanatā cittassa—ayaṁ vuccati “byāpādo”.
Ở đây, thế nào là sân hại?
Tattha katamo padoso?
Chi là sân độc, ấy là sân hại; chi là sân hại, ấy là sân độc.
Yo byāpādo so padoso, yo padoso so byāpādo.
Như thế sân độc này và sân hại này được yên lặng, được bắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy được nói rằng “đoạn trừ sân độc hại”.
Iti ayañca byāpādo ayañca padoso santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “byāpādapadosaṁ pahāyā”ti.
Nói rằng “tâm vô sân độc”, ở đây, thế nào là tâm?
“Abyāpannacitto”ti tattha katamaṁ cittaṁ?
Cái chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Yaṁ cittaṁ mano mānasaṁ …pe… tajjāmanoviññāṇadhātu— idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này không còn sân độc. Bởi lẽ ấy được nói là “tâm vô sân độc”.
Idaṁ cittaṁ abyāpannaṁ hoti. Tena vuccati “abyāpannacitto”ti.
Nói rằng “sống”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ; bởi lẽ ấy được gọi là sống.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “gội rửa tâm khỏi sân độc hại”.
“Byāpādapadosā cittaṁ parisodhetī”ti. Atthi byāpādo atthi padoso.
Ở đây, thế nào là sân độc?
Tattha katamo byāpādo?
Cái chi là sự hiềm khích của tâm, sự phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân dộc, thái độ sân dộc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãn, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân độc.
Yo cittassa āghāto …pe… caṇḍikkaṁ asuropo anattamanatā cittassa— ayaṁ vuccati “byāpādo”.
Ở đây, thế nào là sân hại?
Tattha katamo padoso?
Chi là sân độc, ấy là sân hại; chi là sân hại, ấy là sân độc.
Yo byāpādo so padoso, yo padoso so byāpādo.
Ở đây, thế nào là tâm?
Tattha katamaṁ cittaṁ?
Cái chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Yaṁ cittaṁ mano mānasaṁ …pe… tajjāmanoviññāṇadhātu— idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này rữa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi sân độc hại; bởi lẽ ấy được gọi là “gội rửa tâm thoát khỏi sân độc hại”
Idaṁ cittaṁ imamhā byāpādapadosā sodheti visodheti parisodheti moceti vimoceti parimoceti. Tena vuccati “byāpādapadosā cittaṁ parisodhetī”ti.
Nói rằng “đoạn trừ hôn trầm thuỵ miên”, có hôn trầm, có thuỵ miên.
“Thinamiddhaṁ pahāyā”ti atthi thinaṁ, atthi middhaṁ.
Ở đây, thế nào là hôn trầm?
Tattha katamaṁ thinaṁ?
Chi là sự không bén nhạy của tâm, không thích nghi, sự chần chờ, trầm lặng, lười biếng, cách lười biếng, thái độ lười biếng, dả dượi, cách dả dượi, thái độ dả dượi của tâm. Ðây gọi là hôn trầm.
Yā cittassa akalyatā akammaññatā olīyanā sallīyanā līnaṁ līyanā līyitattaṁ thinaṁ thiyanā thiyitattaṁ cittassa—idaṁ vuccati “thinaṁ”.
Ở đây, thế nào là thuỵ miên?
Tattha katamaṁ middhaṁ?
Chi là sự không bén nhạy của thân, không thích nghi, sự che lấp, dậy khuất, bít ngăn bên trong, hôn mê, bần thần thiu thỉu, sự buồn ngủ, cách buồn ngủ, thái độ buồn ngủ. Ðây gọi là thụy miên.
Yā kāyassa akalyatā akammaññatā onāho pariyonāho antosamorodho middhaṁ suppaṁ pacalāyikā suppaṁ suppanā suppitattaṁ— idaṁ vuccati “middhaṁ”.
Như thế hôn trầm này và thụy miên này được yên lặng, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy được nói rằng “đoạn trừ hôn trầm thụy miên”.
Iti idañca thinaṁ idañca middhaṁ santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “thinamiddhaṁ pahāyā”ti.
Nói rằng “ly hôn trầm thuỵ miên”, tức là tình trạng dứt bỏ, tình trạng đào thải, tình trạng giải thoát, tình trạng đoạn trừ, tình trạng phóng xả, tình trạng xả trừ sự hôn trầm thụy miên ấy; nên được gọi là “ly hôn trầm thụy miên”.
“Vigatathinamiddho”ti. Tassa thinamiddhassa cattattā vantattā muttattā pahīnattā paṭinissaṭṭhattā pahīnapaṭinissaṭṭhattā. Tena vuccati “vigatathinamiddho”ti.
Nói rằng “sống”… (trùng)… nên được gọi là “sống”.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “tưởng quang minh”. Ở đây, thế nào là tưởng?
“Ālokasaññī”ti. Tattha katamā saññā?
Chi là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây gọi là tưởng.
Yā saññā sañjānanā sañjānitattaṁ— ayaṁ vuccati “saññā”.
Tưởng này tỏ rạng, mở mang, trong sạch, thuần tịnh; nên được gọi là “tưởng quang minh”.
Ayaṁ saññā ālokā hoti vivaṭā parisuddhā pariyodātā. Tena vuccati “ālokasaññī”ti.
Nói rằng “chánh niệm tỉnh giác”. Ở đây, thế nào là niệm?
“Sato sampajāno”ti. Tattha katamā sati? Yā sati anussati …pe… sammāsati— ayaṁ vuccati “sati”.
Ở đây, thế nào là tỉnh giác?
Tattha katamaṁ sampajaññaṁ?
Chi là sự hiểu rõ, biết rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tỉnh giác.
Yā paññā pajānanā …pe… amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi— idaṁ vuccati “sampajaññaṁ”.
Như thế, vị dự nhập… (trùng)… thành đạt với niệm này và tỉnh giác này; nên gọi là “chánh niệm tỉnh giác”.
Iti imāya ca satiyā iminā ca sampajaññena upeto hoti …pe… samannāgato. Tena vuccati “sato sampajāno”ti.
Nói rằng “gội rửa tâm khỏi hôn trầm thuỵ miên”. Có hôn trầm, có thuỵ miên.
“Thinamiddhā cittaṁ parisodhetī”ti. Atthi thinaṁ, atthi middhaṁ.
Chi là sự không mạnh dạn của tâm… (trùng)… thái độ dã dượi của tâm. Ðây gọi là sự hôn trầm.
Tattha katamaṁ thinaṁ …pe… idaṁ vuccati “thinaṁ”.
Chi là sự không bén nhạy của thân… (trùng)… thái độ buồn ngủ. Ðây gọi là thụy miên.
Tattha katamaṁ middhaṁ …pe… idaṁ vuccati “middhaṁ”.
Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Tattha katamaṁ cittaṁ …pe… idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi hôn trầm thụy miên; nên được gọi là “gội rửa tâm khỏi hôn trầm thụy miên”.
Idaṁ cittaṁ imamhā thinamiddhā sodheti visodheti parisodheti moceti vimoceti parimoceti. Tena vuccati “thinamiddhā cittaṁ parisodhetī”ti.
Nói rằng: “Đoạn trừ trạo hối”. Có trạo cử, có hối hận.
“Uddhaccakukkuccaṁ pahāyā”ti atthi uddhaccaṁ, atthi kukkuccaṁ.
Ở đây, thế nào là trạo cử?
Tattha katamaṁ uddhaccaṁ?
Chi là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng tán loạn của tâm. Ðây gọi là trạo cử.
Yaṁ cittassa uddhaccaṁ avūpasamo cetaso vikkhepo bhantattaṁ cittassa— idaṁ vuccati “uddhaccaṁ”.
Ở đây, thế nào là trạo hối?
Tattha katamaṁ kukkuccaṁ?
Việc không đáng nghĩ là đáng; việc đáng nghĩ là không đáng; việc không tội nghỉ là tội, việc tội nghĩ là không tội; sự kiện nào là sự hối hận như vậy, cách hối hận, thái độ hối hận, tâm ăn năn, ý bối rối. Ðây gọi là hối hận.
Akappiye kappiyasaññitā, kappiye akappiyasaññitā, avajje vajjasaññitā, vajje avajjasaññitā, yaṁ evarūpaṁ kukkuccaṁ kukkuccāyanā kukkuccāyitattaṁ cetaso vippaṭisāro manovilekhā— idaṁ vuccati “kukkuccaṁ”.
Như thế trạo cử này và hối hận này được yên lặng, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; nên được nói rằng “đoạn trừ trạo hối”.
Iti idañca uddhaccaṁ idañca kukkuccaṁ santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “uddhaccakukkuccaṁ pahāyā”ti.
Nói rằng “vô phóng dật”, tức là tình trạng đã dứt bỏ, đã đào thải, đã giải thoát, đã đoạn trừ, đã phóng xả, đã trừ trạo hối ấy; nên được gọi là “vô phóng dật”.
“Anuddhato”ti tassa uddhaccakukkuccassa cattattā vantattā muttattā pahīnattā paṭinissaṭṭhattā pahīnapaṭinissaṭṭhattā. Tena vuccati “anuddhato”ti.
Nói rằng “sống”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ; nên gọi là sống.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti. (…)
Nói rằng “nội”, tức là chi thuộc bên trong, thuộc phần riêng.1Không thấy trong đoạn Pāḷi ở chỗ này. Nhưng có đoạn Pāḷi ở phần dưới.
Nói rằng “tâm tĩnh lặng”. Ở đây, thế nào gọi là tâm?
“Vūpasantacitto”ti. Tattha katamaṁ cittaṁ?
Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Yaṁ cittaṁ mano mānasaṁ …pe… tajjāmanoviññāṇadhātu— idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm thuộc nội phần này được yên lặng, được vắng lặng, được tịnh chỉ; nên được gọi là “nội tâm tĩnh lặng”.
Idaṁ cittaṁ ajjhattaṁ santaṁ hoti samitaṁ vūpasantaṁ. Tena vuccati “ajjhattaṁ vūpasantacitto”ti.
Nói rằng “gội rửa tâm khỏi trạo hối”, có trạo cử, có hối hận.
“Uddhaccakukkuccā cittaṁ parisodhetī”ti atthi uddhaccaṁ, atthi kukkuccaṁ.
Ở đây, thế nào là trạo cử?
Tattha katamaṁ uddhaccaṁ?
Chi là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng tán loạn của tâm. Ðây gọi là trạo cử.
Yaṁ cittassa uddhaccaṁ avūpasamo cetaso vikkhepo bhantattaṁ cittassa— idaṁ vuccati “uddhaccaṁ”.
Việc không đáng nghĩ là đáng… (trùng)… ý bối rối. Ðây gọi là hối hận.
Tattha katamaṁ kukkuccaṁ …pe… idaṁ vuccati “kukkuccaṁ”.
Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thứ giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Tattha katamaṁ cittaṁ …pe… idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này rữa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi trạo hối; nên được gọi là “gội rữa tâm khỏi trạo hối”.
Idaṁ cittaṁ imamhā uddhaccakukkuccā sodheti visodheti parisodheti moceti vimoceti parimoceti. Tena vuccati “uddhaccakukkuccā cittaṁ parisodhetī”ti.
Nói rằng “đoạn trừ hoài nghi”, ở đây, thế nào là đoạn trừ hoài nghi?
“Vicikicchaṁ pahāyā”ti, tattha katamā vicikicchā?
Chi là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, sự dị nghị, sự không xác định, sự lưỡng ước, sự phân vân, sự ngờ vực, sự không nhất quyết, sự tính vớ vẫn, sự lẫn quẩn, sự không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, sự rối ý. Ðây gọi là hoài nghi.
Yā kaṅkhā kaṅkhāyanā kaṅkhāyitattaṁ vimati vicikicchā dveḷhakaṁ dvidhāpatho saṁsayo anekaṁsaggāho āsappanā parisappanā apariyogāhaṇā chambhitattaṁ cittassa manovilekho— ayaṁ vuccati “vicikicchā”.
Hoài nghi này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; nên được gọi là “đoạn trừ hoài nghi”.
Ayaṁ vicikicchā santā hoti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “vicikicchaṁ pahāyā”ti.
Nói rằng “vượt khỏi hoài nghi”, tức là hoài nghi này được đi qua, vượt qua, vượt khỏi, đi đến bờ kia, đạt đến bờ kia; nên được gọi là “vượt khỏi hoài nghi”.
“Tiṇṇavicikiccho”ti, imaṁ vicikicchaṁ tiṇṇo hoti uttiṇṇo nittiṇṇo pāraṅgato pāramanuppatto. Tena vuccati “tiṇṇavicikiccho”ti.
Nói rằng “sống”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ; nên gọi là sống.2Không thấy đoạn Pāḷi ở đoạn này. Nhưng phần Pāḷi đoạn này đã nhắc tới bên trên.
Nói rằng “không còn nghi nan đối với các thiện pháp”, tức là đối với các thiện pháp không ngờ vực, không do dự theo sự hoài nghi này, thành người chẳng nghi hoặc, chẳng nghi ngờ, không còn hoài nghi; nên được gọi là “không nghi nan đối với các thiện pháp”.
“Akathaṅkathī kusalesu dhammesū”ti imāya vicikicchāya kusalesu dhammesu na kaṅkhati na vicikicchati akathaṅkathī hoti nikkathaṅkathī vikathaṅkatho. Tena vuccati “akathaṅkathī kusalesu dhammesū”ti.
Nói rằng “gội rửa tâm khỏi hoài nghi”, ở đây, thế nào là hoài nghi?
“Vicikicchāya cittaṁ parisodhetī”ti, tattha katamā vicikicchā?
Chi là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự… (trùng)… tình trạng lay động của tâm, sự rối ý. Ðây gọi là hoài nghi.
Yā kaṅkhā kaṅkhāyanā kaṅkhāyitattaṁ chambhitattaṁ cittassa manovilekho— ayaṁ vuccati “vicikicchā”.
Ở đây, thế nào là tâm?
Tattha katamaṁ cittaṁ?
Chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.
Yaṁ cittaṁ mano mānasaṁ …pe… tajjāmanoviññāṇadhātu— idaṁ vuccati “cittaṁ”.
Tâm này rữa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi hoài nghi đây, nên được gọi là “gội rữa tâm khỏi hoài nghi”.
Idaṁ cittaṁ imāya vicikicchāya sodheti visodheti parisodheti moceti vimoceti parimoceti. Tena vuccati “vicikicchāya cittaṁ parisodhetī”ti.
Nói rằng “đoạn trừ năm triền cái này”, tức là năm triền cái này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; nên được gọi là “đoạn trừ năm triền cái này”.
“Ime pañca nīvaraṇe pahāyā”ti ime pañca nīvaraṇā santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “ime pañca nīvaraṇe pahāyā”ti.
Nói rằng “điều nhơ bẩn tâm”, tức là năm triền cái này đều là phiền não của tâm.
“Cetaso upakkilese”ti ime pañca nīvaraṇā cittassa upakkilesā.
Nói rằng “muội lược trí tuệ”, tức là do năm triền cái này mà trí tuệ chưa sanh không sanh và trí tuệ đã sanh bị tiêu diệt; cho nên được gọi là làm muội lược trí tuệ.
“Paññāya dubbalīkaraṇe”ti imehi pañcahi nīvaraṇehi anuppannā ceva paññā na uppajjati uppannā ca paññā nirujjhati. Tena vuccati “paññāya dubbalīkaraṇe”ti.
Nói rằng “ly các dục ly các bất thiện pháp”. Ở đây, thế nào là các dục?
“Vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehī”ti tattha katame kāmā?
Sự mong muốn là dục, sự tham luyến là dục, dục tham là dục, sự tư duy là dục, quyến luyến là dục, tham tư duy là dục. Ðây gọi là các dục.
Chando kāmo, rāgo kāmo, chandarāgo kāmo, saṅkappo kāmo, rāgo kāmo, saṅkapparāgo kāmo— ime vuccanti “kāmā”.
Ở đây, thế nào là các bất thiện pháp?
Tattha katame akusalā dhammā?
Dục dục, sân độc, hôn thụy, trạo hối, hoài nghi. Ðây gọi là các bất thiện pháp.
Kāmacchando, byāpādo, thinaṁ, middhaṁ, uddhaccaṁ, kukkuccaṁ, vicikicchā— ime vuccanti “akusalā dhammā”.
Như thế, vị xa lìa các dục này và các bất thiện pháp này; nên được gọi là “ly các dục ly các bất thiện pháp”.
Iti imehi ca kāmehi imehi ca akusalehi dhammehi vivitto hoti. Tena vuccati “vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehī”ti.
Nói rằng “hữu tầm hữu tứ”, có tầm, có tứ.
“Savitakkaṁ savicāran”ti atthi vitakko, atthi vicāro.
Ở đây, thế nào là tầm?
Tattha katamo vitakko?
Chi là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tân khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây gọi là tầm.
Yo takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā sammāsaṅkappo— ayaṁ vuccati “vitakko”.
Ở đây, thế nào là tứ?
Tattha katamo vicāro?
Chi là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây gọi là tứ.
Yo cāro vicāro anuvicāro upavicāro cittassa anusandhanatā anupekkhanatā— ayaṁ vuccati “vicāro”.
Như thế, vị dự nhập… (trùng)… thành đạt với tầm này và tứ này; nên được gọi là “hữu tầm hữu tứ”.
Iti iminā ca vitakkena iminā ca vicārena upeto hoti …pe… samannāgato. Tena vuccati “savitakkaṁ savicāran”ti.
Nói rằng “do ly dục sanh”, tức là tầm tứ hỷ lạc và nhất hành tâm; những pháp ấy được sanh ra, được sanh thành, được xuất hiện, được phát khởi, được hiện khởi trong sự viễn ly này. Do đó được gọi là “do ly dục sanh”.
“Vivekajan”ti vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā— te imasmiṁ viveke jātā honti sañjātā nibbattā abhinibbattā pātubhūtā. Tena vuccati “vivekajan”ti.
Nói rằng “trạng thái hỷ lạc”, có hỷ, có lạc.
“Pītisukhan”ti atthi pīti, atthi sukhaṁ.
Ở đây, thế nào là hỷ?
Tattha katamā pīti?
Chi là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là hỷ.
Yā pīti pāmojjaṁ āmodanā pamodanā hāso pahāso vitti odagyaṁ attamanatā cittassa— ayaṁ vuccati “pīti”.
Ở đây, thế nào là lạc?
Tattha katamaṁ sukhaṁ?
Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.
Yaṁ cetasikaṁ sātaṁ cetasikaṁ sukhaṁ cetosamphassajaṁ sātaṁ sukhaṁ vedayitaṁ cetosamphassajā sātā sukhā vedanā— idaṁ vuccati “sukhaṁ”.
Lạc này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này; nên được gọi là hỷ lạc.
Idaṁ sukhaṁ imāya pītiyā sahagataṁ hoti sahajātaṁ saṁsaṭṭhaṁ sampayuttaṁ. Tena vuccati “pītisukhan”ti.
Nói rằng “sơ”, tức là hạng thứ nhất do đếm tuần tự; chứng bậc thứ nhất này nên gọi là sơ (thiền).
“Paṭhaman”ti gaṇanānupubbatā paṭhamaṁ. Idaṁ paṭhamaṁ samāpajjatīti paṭhamaṁ.
Nói rằng “thiền”, tức là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm.
“Jhānan”ti vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā.
Nói rằng “chứng”, là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đắc, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu sơ thiền.
“Upasampajjā”ti yo paṭhamassa jhānassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ, bởi lẽ ấy gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “vắng lặng tầm, tứ”, có tầm, có tứ.
“Vitakkavicārānaṁ vūpasamā”ti, atthi vitakko, atthi vicāro.
Ở đây, thế nào là tầm?
Tattha katamo vitakko?
Chi có sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi… (trùng)… chánh tư duy. Ðây gọi là tầm.
Yo takko vitakko …pe… sammāsaṅkappo— ayaṁ vuccati “vitakko”.
Ở đây, thế nào là tứ?
Tattha katamo vicāro?
Chi là sự gìn giữ, sự giám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây gọi là tứ.
Yo cāro vicāro anuvicāro upavicāro cittassa anusandhanatā anupekkhanatā— ayaṁ vuccati “vicāro”.
Như thế tầm này và tứ này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; do đó được gọi là “vắng lặng tầm tứ”.
Iti ayañca vitakko ayañca vicāro santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “vitakkavicārānaṁ vūpasamā”ti.
Nói rằng “nội”, là chi thuộc bên trong, thuộc phần riêng.
“Ajjhattan”ti yaṁ ajjhattaṁ paccattaṁ.
Nói rằng “tịnh”, tức chi là sự trong sạch, sự tin tưởng, sự tín nhiệm, sự cả tin.
“Sampasādanan”ti yā saddhā saddahanā okappanā abhippasādo.
Nói rằng “nhất tâm”, tức chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định.
“Cetaso ekodibhāvan”ti yā cittassa ṭhiti …pe… sammāsamādhi.
Nói rằng “không tầm không tứ”, có tầm, có tứ.
“Avitakkaṁ avicāran”ti atthi vitakko, atthi vicāro.
Ở đây, thế nào là tầm?
Tattha katamo vitakko?
Chi là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi… (trùng)… chánh tư duy. Ðây gọi là tầm.
Yo takko vitakko …pe… sammāsaṅkappo— ayaṁ vuccati “vitakko”.
Ở đây, thế nào là tứ?
Tattha katamo vicāro?
Chi là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây gọi là tứ.
Yo cāro anucāro vicāro anuvicāro upavicāro cittassa anusandhanatā anupekkhanatā— ayaṁ vuccati “vicāro”.
Như thế, tầm này và tứ này được yên lặng, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt. Do đó được gọi là “không tầm không tứ”.
Iti ayañca vitakko ayañca vicāro santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “avitakkaṁ avicāran”ti.
Nói rằng “do định sanh”, tức là sự thanh tịnh, hỷ lạc, nhất hành tâm; những pháp ấy được sanh ra, được sanh thành, được xuất hiện, được phát khởi, được hiện khởi trong định này. Do đó được gọi là “do định sanh”.
“Samādhijan”ti sampasādo pītisukhaṁ— te imasmiṁ samādhimhi jātā honti sañjātā nibbattā abhinibbattā pātubhūtā. Tena vuccati “samādhijan”ti.
Nói rằng “trạng thái hỷ lạc”, có hỷ, có lạc.
“Pītisukhan”ti atthi pīti, atthi sukhaṁ.
Chi là sự mừng vui, sự no vui… (trùng)… sự hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là hỷ.
Tattha katamā pīti …pe… ayaṁ vuccati “pīti”.
Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm… (trùng)… sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.
Tattha katamaṁ sukhaṁ …pe… idaṁ vuccati “sukhaṁ”.
Lạc này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này; do đó được gọi là hỷ lạc.
Idaṁ sukhaṁ imāya pītiyā sahagataṁ hoti sahajātaṁ saṁsaṭṭhaṁ sampayuttaṁ. Tena vuccati “pītisukhan”ti.
Nói rằng “nhị”, tức là hạng thứ hai do đếm tuần tự, chứng bậc thứ hai này nên gọi là nhị (thiền).
“Dutiyan”ti gaṇanānupubbatā dutiyaṁ. Idaṁ dutiyaṁ samāpajjatīti dutiyaṁ.
Nói rằng “thiền”, tức là sự thanh tịnh, hỷ lạc, nhất hành tâm.
“Jhānan”ti sampasādo, pītisukhaṁ, cittassekaggatā.
Nói rằng “chứng”, là sự đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu nhị thiền.
“Upasampajjā”ti yo dutiyassa jhānassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ; do đó gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “ly hỷ”, ở đây, thế nào là hỷ?
“Pītiyā ca virāgā”ti tattha katamā pīti?
Chi là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẽ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là hỷ.
Yā pīti pāmojjaṁ āmodanā pamodanā hāso pahāso vitti odagyaṁ attamanatā cittassa— ayaṁ vuccati “pīti”.
Hỷ này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt. Do đó được gọi là “ly hỷ”.
Ayaṁ pīti santā hoti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “pītiyā ca virāgā”ti.
Nói rằng “xả trú”, ở đây, thế nào là xả?
“Upekkhako”ti tattha katamā upekkhā?
Chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm. Ðây gọi là xả.
Yā upekkhā upekkhanā ajjhupekkhanā majjhattatā cittassa— ayaṁ vuccati “upekkhā”.
Bậc dự nhập… (trùng)… thành đạt với xả này. Do đó được gọi là “xả (trú)”.
Imāya upekkhāya upeto hoti …pe… samannāgato. Tena vuccati “upekkhako”ti.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ, do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “vị ức niệm tỉnh giác”,ở đây, thế nào là ức niệm? Chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm. Ðây gọi là niệm.
“Sato ca sampajāno”ti tattha katamā sati? Yā sati anussati …pe… sammāsati— ayaṁ vuccati “sati”.
Ở đây, thế nào là tỉnh giác?
Tattha katamaṁ sampajaññaṁ?
Chi là sự hiểu rõ, biết rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tỉnh giác.
Yā paññā pajānanā …pe… amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi— idaṁ vuccati “sampajaññaṁ”.
Như thế, bậc dự nhập… (trùng)… thành đạt với ức niệm này và tỉnh giác này. Do đó được gọi là “vị ức niện tỉnh giác”.
Iti imāya ca satiyā iminā ca sampajaññena upeto hoti …pe… samannāgato. Tena vuccati “sato ca sampajāno”ti.
Nói rằng “thân cảm thọ lạc”, ở đây, thế nào là lạc?
“Sukhañca kāyena paṭisaṁvedetī”ti tattha katamaṁ sukhaṁ?
Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.
Yaṁ cetasikaṁ sātaṁ cetasikaṁ sukhaṁ cetosamphassajaṁ sātaṁ sukhaṁ vedayitaṁ cetosamphassajā sātā sukhā vedanā— idaṁ vuccati “sukhaṁ”.
Ở đây, thế nào là thân?
Tattha katamo kāyo?
Tức tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là thân.
Saññākkhandho, saṅkhārakkhandho, viññāṇakkhandho— ayaṁ vuccati “kāyo”.
Cảm thọ lạc này bằng thân. Do đó được gọi là “thân cảm thọ lạc”.
Idaṁ sukhaṁ iminā kāyena paṭisaṁvedeti. Tena vuccati “sukhañca kāyena paṭisaṁvedetī”ti.
Nói rằng “một trạng thái mà các bậc thánh gọi”, ở đây, thế nào là các bậc thánh?
“Yaṁ taṁ ariyā ācikkhantī”ti tattha katame ariyā?
Chư Phật và chư đệ tử Phật được gọi là các bậc Thánh; chư vị ấy trình bày, thuyết giảng, giải thích, xác minh, khai thị, phân tích, bày tỏ, tuyên thuyết điều này. Do đó được nói rằng “một trạng thái mà các bậc Thánh gọi”.
Ariyā vuccanti buddhā ca buddhasāvakā ca. Te imaṁ ācikkhanti desenti paññapenti paṭṭhapenti vivaranti vibhajanti uttāniṁ karonti pakāsenti. Tena vuccati “yaṁ taṁ ariyā ācikkhantī”ti.
Nói rằng “xả niệm lạc trú”, ở đây, thế nào là xả?
“Upekkhako satimā sukhavihārī”ti tattha katamā upekkhā?
Chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm. Ðây gọi là xả.
Yā upekkhā upekkhanā ajjhupekkhanā majjhattatā cittassa— ayaṁ vuccati “upekkhā”.
Ở đây, thế nào là niệm?
Tattha katamā sati?
Chi là sự ức niệm, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm. Ðây gọi là niệm.
Yā sati anussati …pe… sammāsati— ayaṁ vuccati “sati”.
Ở đây, thế nào là lạc?
Tattha katamaṁ sukhaṁ?
Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.
Yaṁ cetasikaṁ sātaṁ cetasikaṁ sukhaṁ cetosamphassajaṁ sātaṁ sukhaṁ vedayitaṁ cetosamphassajā sātā sukhā vedanā— idaṁ vuccati “sukhaṁ”.
Như thế, vị thành tựu với xả này, niệm này và lạc này rồi cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, do đó được nói rằng “xả niệm lạc trú”.
Iti imāya ca upekkhāya imāya ca satiyā iminā ca sukhena samannāgato iriyati vattati pāleti yapeti yāpeti carati viharati. Tena vuccati “upekkhako satimā sukhavihārī”ti.
Nói rằng “tam”, tức là hạng thứ ba do đếm tuần tự; chứng bậc thứ ba này nên gọi là tam (thiền).
“Tatiyan”ti gaṇanānupubbatā tatiyaṁ. Idaṁ tatiyaṁ samāpajjatīti tatiyaṁ.
Nói rằng “thiền”, tức là xả, niệm, tỉnh giác, lạc, nhất hành tâm.
“Jhānan”ti upekkhā, sati, sampajaññaṁ, sukhaṁ, cittassekaggatā.
Nói rằng “chứng”, là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu tam thiền.
“Upasampajjā”ti yo tatiyassa jhānassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ”. Có lạc, có khổ.
“Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā”ti, atthi sukhaṁ, atthi dukkhaṁ.
Ở đây, thế nào là lạc?
Tattha katamaṁ sukhaṁ?
Chi là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là lạc.
Yaṁ kāyikaṁ sātaṁ kāyikaṁ sukhaṁ kāyasamphassajaṁ sātaṁ sukhaṁ vedayitaṁ kāyasamphassajā sātā sukhā vedanā— idaṁ vuccati “sukhaṁ”.
Ở đây, thế nào là khổ?
Tattha katamaṁ dukkhaṁ?
Chi là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ.
Yaṁ kāyikaṁ asātaṁ kāyikaṁ dukkhaṁ kāyasamphassajaṁ asātaṁ dukkhaṁ vedayitaṁ kāyasamphassajā asātā dukkhā vedanā— idaṁ vuccati “dukkhaṁ”.
Như thế lạc này và khổ này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt. Do đó, được nói rằng: “đoạn trừ lạc đoạn trừ khổ”.
Iti idañca sukhaṁ idañca dukkhaṁ santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā”ti.
Nói rằng “diệt hỷ ưu đã có từ trước”, có hỷ, có ưu.
“Pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā”ti atthi somanassaṁ, atthi domanassaṁ.
Ở đây, thế nào là hỷ?
Tattha katamaṁ somanassaṁ?
Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu thuộc về tâm. Ðây gọi là hỷ.
Yaṁ cetasikaṁ sātaṁ cetasikaṁ sukhaṁ cetosamphassajaṁ sātaṁ sukhaṁ vedayitaṁ cetosamphassajā sātā sukhā vedanā— idaṁ vuccati “somanassaṁ”.
Ở đây, thế nào là ưu?
Tattha katamaṁ domanassaṁ?
Chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.
Yaṁ cetasikaṁ asātaṁ cetasikaṁ dukkhaṁ cetosamphassajaṁ asātaṁ dukkhaṁ vedayitaṁ cetosamphassajā asātā dukkhā vedanā— idaṁ vuccati “domanassaṁ”.
Như thế hỷ này và ưu này có từ trước đã được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt, do đó được nói rằng “diệt hỷ ưu đã có từ trước”.
Iti idañca somanassaṁ idañca domanassaṁ pubbeva santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā”ti.
Nói rằng “phi khổ phi lạc”, tức là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trang thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Do đó được nói là “phi khổ phi lạc”.
“Adukkhamasukhan”ti yaṁ cetasikaṁ neva sātaṁ nāsātaṁ cetosamphassajaṁ adukkhamasukhaṁ vedayitaṁ cetosamphassajā adukkhamasukhā vedanā. Tena vuccati “adukkhamasukhan”ti.
Nói rằng “xả niệm thanh tịnh”, ở đây, thế nào là xả?
“Upekkhāsatipārisuddhin”ti, tattha katamā upekkhā?
Chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sư quân bình của tâm. Ðây gọi là xả.
Yā upekkhā upekkhanā ajjhupekkhanā majjhattatā cittassa— ayaṁ vuccati “upekkhā”.
Ở đây, thế nào là niệm?
Tattha katamā sati?
Chi là sự ức niện, tùy niệm… (trùng)… chánh niệm. Ðây gọi là niệm.
Yā sati anussati …pe… sammāsati— ayaṁ vuccati “sati”.
Niệm này được mở mang thanh tịnh tinh khiết do xả này. Do đó được nói rằng: “xả niệm thanh tịnh”.
Ayaṁ sati imāya upekkhāya vivaṭā hoti parisuddhā pariyodātā. Tena vuccati “upekkhāsatipārisuddhin”ti.
Nói rằng “tứ”, tức là hạng thứ tư do đếm tuần tự; chứng bậc thứ tư này nên gọi là tứ (thiền).
“Catutthan”ti gaṇanānupubbatā catutthaṁ, idaṁ catutthaṁ samāpajjatīti catutthaṁ.
Nói rằng “thiền”,
“Jhānan”ti upekkhā, sati, cittassekaggatā.
Nói rằng “chứng”, là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu tứ thiền.
“Upasampajjā”ti yo catutthassa jhānassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ. Do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “vượt qua mọi sắc tưởng”, ở đây, thế nào là sắc tưởng?
“Sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā”ti tattha katamā rūpasaññā?
Chi là sự tưởng nhận, tưởng tri, trạng thái tưởng tri của bậc nhập thiền sắc giới hoặc của bậc sanh (cõi sắc) hoặc của bậc hiện tại lạc trú. Ðây gọi là sắc tưởng.
Rūpāvacarasamāpattiṁ samāpannassa vā upapannassa vā diṭṭhadhammasukhavihārissa vā saññā sañjānanā sañjānitattaṁ— imā vuccanti “rūpasaññāyo”.
Ðã vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi các sắc tưởng này, do đó được nói rằng “vượt qua mọi sắc tưởng”.
Imā rūpasaññāyo atikkanto hoti vītikkanto samatikkanto. Tena vuccati “sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā”ti.
Nói rằng “dập tắt các đối ngại tưởng”, ở đây, thế nào là đối ngại tưởng?
“Paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā”ti tattha katamā paṭighasaññā?
Tức là sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng. Ðây gọi là các đối ngại tưởng.
Rūpasaññā saddasaññā …pe… phoṭṭhabbasaññā— imā vuccanti “paṭighasaññāyo”.
Các đối ngại tưởng này đã đuợc yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; do đó được nói rằng “dập tắt các đối ngại tưởng”.
Imā paṭighasaññāyo santā honti samitā vūpasantā atthaṅgatā abbhatthaṅgatā appitā byappitā sositā visositā byantīkatā. Tena vuccati “paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā”ti.
Nói rằng “không tác ý các dị biệt tưởng”, ở đây, thế nào là các dị biệt tưởng?
“Nānattasaññānaṁ amanasikārā”ti tattha katamā nānattasaññā?
Chi là sự tưởng nhận, tưởng tri, trạng thái tưởng tri của người không nhập thiền, có ý giới hoặc có ý thức giới. Ðây gọi là các dị biệt tưởng.
Asamāpannassa manodhātu samaṅgissa vā manoviññāṇadhātu samaṅgissa vā saññā sañjānanā sañjānitattaṁ— imā vuccanti “nānattasaññāyo”.
Vị chẳng tác ý đến các dị biệt tưởng này. Do đó được nói rằng “không tác ý dị biệt tưởng”.
Imā nānattasaññāyo na manasi karoti. Tena vuccati “nānattasaññānaṁ amanasikārā”ti.
Nói rằng “hư không là vô biên”, ở đây, thế nào là hư không?
“Ananto ākāso”ti, tattha katamo ākāso?
Chi là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, trống rỗng, hiện tượng trống rỗng, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không xúc chạm với bốn đại hiển. Ðây gọi là hư không.
Yo ākāso ākāsagataṁ aghaṁ aghagataṁ vivaro vivaragataṁ asamphuṭṭhaṁ catūhi mahābhūtehi— ayaṁ vuccati “ākāso”.
Vị để tâm, an lập, biến mãn không cùng trong hư không ấy, do đó được gọi là “hư không vô biên”.
Tasmiṁ ākāse cittaṁ ṭhapeti saṇṭhapeti anantaṁ pharati. Tena vuccati “ananto ākāso”ti.
Nói rằng “không vô biên xứ”, tức là các pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền, hay bậc sanh khởi hoặc bậc hiện tại lạc trú thiền không vô biên xứ.
“Ākāsānañcāyatanan”ti ākāsānañcāyatanaṁ samāpannassa vā upapannassa vā diṭṭhadhammasukhavihārissa vā cittacetasikā dhammā.
Nói rằng “chứng”, tức là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền không vô biên xứ.
“Upasampajjā”ti yo ākāsānañcāyatanassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “vượt qua mọi không vô biên xứ”, tức là vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi không vô biên xứ này; do đó được nói rằng: “vượt qua mọi không vô biên xứ”.
“Sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkammā”ti imaṁ ākāsānañcāyatanaṁ atikkanto hoti vītikkanto samatikkanto. Tena vuccati “sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkammā”ti.
Nói rằng “thức vô biên xứ”, là tác ý đến hư không ấy vẫn còn bị thức ngộ nhận, mới biến mãn không cùng; do đó được nói rằng “thức là vô biên”.
“Anantaṁ viññāṇan”ti taṁyeva ākāsaṁ viññāṇena phuṭṭhaṁ manasi karoti anantaṁ pharati. Tena vuccati “anantaṁ viññāṇan”ti.
Nói rằng “thức là vô biên xứ”, là các pháp tâm và sở hữu tâm của các bậc nhập thiền thức vô biên xứ, hoặc của bậc sanh (cỏi thức vô biên xứ), hay của bậc hiện tại lạc trú.
“Viññāṇañcāyatanan”ti viññāṇañcāyatanaṁ samāpannassa vā upapannassa vā diṭṭhadhammasukhavihārissa vā cittacetasikā dhammā.
Nói rằng “chứng”, là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền thức vô biên xứ.
“Upasampajjā”ti yo viññāṇañcāyatanassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ, do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “vượt khỏi mọi thức vô biên xứ”, tức là vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi thức vô biên xứ này, do đó được nói rằng “vượt qua mọi thức vô biên xứ”.
“Sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkammā”ti imaṁ viññāṇañcāyatanaṁ atikkanto hoti vītikkanto samatikkanto. Tena vuccati “sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkammā”ti.
Nói rằng “không có chi cả”, là quán thấy rằng chính cái thức ấy không còn, không hiện hữu, tiêu mất, chẳng có gì cả; do đó được nói rằng “không có chi cả”.
“Natthi kiñcī”ti taṁyeva viññāṇaṁ bhāveti vibhāveti antaradhāpeti, “natthi kiñcī”ti passati. Tena vuccati “natthi kiñcī”ti.
Nói rằng “vô sở hữu xứ”, tức là các pháp tâm vô sở hữu tâm tức là các pháp và sở hữu tâm của bậc nhập thiền vô sở hữu xứ, hoặc của bậc sanh (cỏi vô sở hữu xứ); hoặc của bậc hiện tại lạc trú.
“Ākiñcaññāyatanan”ti ākiñcaññāyatanaṁ samāpannassa vā upapannassa vā diṭṭhadhammasukhavihārissa vā cittacetasikā dhammā.
Nói rằng “chứng”, tức là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền vô sở hữu xứ.
“Upasampajjā”ti yo ākiñcaññāyatanassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động… (trùng)… trú ngụ, do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti …pe… tena vuccati “viharatī”ti.
Nói rằng “vượt qua mọi vô sở hữu xứ”, tức là vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi vô sở hữu xứ này, do đó được nói rằng “vượt qua mọi vô sở hữu xứ”.
“Sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkammā”ti imaṁ ākiñcaññāyatanaṁ atikkanto hoti vītikkanto samatikkanto. Tena vuccati “sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkammā”ti.
Nói rằng “phi tưởng phi phi tưởng”, tức là tác ý đến vô sở hửu xứ ấy vẫn còn tỉnh lặng, mới tu tập thiền nhập hữu dư hành, do đó được nói rằng “phi tưởng phi phi tưởng”.
“Nevasaññīnāsaññī”ti taṁyeva ākiñcaññāyatanaṁ santato manasi karoti saṅkhārāvasesasamāpattiṁ bhāveti. Tena vuccati “nevasaññīnāsaññī”ti.
Nói rằng “phi tưởng phi phi tưởng xứ”, tức là pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc của bậc sanh (cỏi phi tưởng phi phi tưởng xứ), hoặc của bậc hiện tại lạc trú.
“Nevasaññānāsaññāyatanan”ti nevasaññānāsaññāyatanaṁ samāpannassa vā upapannassa vā diṭṭhadhammasukhavihārissa vā cittacetasikā dhammā.
Nói rằng “chứng”, là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.
“Upasampajjā”ti yo nevasaññānāsaññāyatanassa lābho paṭilābho patti sampatti phusanā sacchikiriyā upasampadā.
Nói rằng “trú”, tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ. Do đó được gọi là trú.
“Viharatī”ti iriyati vattati pāleti yapeti yāpeti carati viharati. Tena vuccati “viharatī”ti.
Dứt phần phân theo kinh.
Suttantabhājanīyaṁ.
2. Phân Theo Vi Diệu Pháp
2. Abhidhammabhājanīya
2.1. Tâm Đại Thiện Sắc Giới
2.1. Rūpāvacarakusala
Bốn thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Cattāri jhānāni— paṭhamaṁ jhānaṁ, dutiyaṁ jhānaṁ, tatiyaṁ jhānaṁ, catutthaṁ jhānaṁ.
Ở đây, thế nào là sơ thiền?
Tattha katamaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền để mục đất; trong khi ấy có thiền năm chi là: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây được gọi là sơ thiền; các pháp còn lại là tương ưng với thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là nhị thiền?
Tattha katamaṁ dutiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú nhị thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền ba chi là: Hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây được gọi là nhị thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye tivaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “dutiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là tam thiền?
Tattha katamaṁ tatiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, ly hỷ… (trùng)… chứng và trú tam thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là: Lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tam thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “tatiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là tứ thiền?
Tattha katamaṁ catutthaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Tứ thiền, đề mục đất, trong khi ấy có thiền hai chi là: xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là tứ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Catukkaṁ.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền; các pháp khác còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền đề mục đất; một trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, không tầm còn tứ, trong khi ấy có thiền bốn chi là: tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây gọi là Nhị thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi avitakkaṁ vicāramattaṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye caturaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “dutiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú Tam thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền ba chi là hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tam thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye tivaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “tatiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, do ly hỷ… (trùng)… chứng và trú Tứ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là Lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti pītiyā ca virāgā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường đạt đến Sắc giới, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Ngũ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti sukhassa ca pahānā …pe… pañcamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “pañcamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Pañcakaṁ.
2.2. Tâm Đại Thiện Vô Sắc Giới
2.2. Arūpāvacarakusala
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường dẫn đến Vô Sắc giới, vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye arūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanasaññāsahagataṁ sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
2.3. Tâm Đại Thiện Siêu Thế
2.3. Lokuttarakusala
Bốn thiền là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Cattāri jhānāni— paṭhamaṁ jhānaṁ, dutiyaṁ jhānaṁ, tatiyaṁ jhānaṁ, catutthaṁ jhānaṁ.
Ở đây, thế nào là sơ thiền?
Tattha katamaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là nhị thiền?
Tattha katamaṁ dutiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú nhị thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền ba chi là: hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là nhị thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye tivaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “dutiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là tam thiền?
Tattha katamaṁ tatiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, Pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly hỷ… (trùng)… chứng và trú Tam thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là: lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tam thiền các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā pītiyā ca virāgā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “tatiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là tứ thiền?
Tattha katamaṁ catutthaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Tứ thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nhóm bốn loại
Catukkaṁ
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, chứng và trú Nhị thiền, không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền bốn chi là: tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Nhị thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi avitakkaṁ vicāramattaṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye caturaṅgikaṁ jhānaṁ hoti vicāro pīti sukhaṁ cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “dutiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, Pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú tam thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền ba chi là hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tam thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye tivaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “tatiyaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly hỷ… (trùng)… chứng và trú Tứ thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā pītiyā ca virāgā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Ngũ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā sukhassa ca pahānā …pe… pañcamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “pañcamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nhóm năm loại.
Pañcakaṁ.
2.4. Quả Sắc Giới
2.4. Rūpāvacaravipāka
Bốn thiền là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Cattāri jhānāni— paṭhamaṁ jhānaṁ, dutiyaṁ jhānaṁ, tatiyaṁ jhānaṁ, catutthaṁ jhānaṁ.
Ở đây, thế nào là sơ thiền?
Tattha katamaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp Sắc giới đó nên vị ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền đề mục đất, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye phasso hoti …pe… avikkhepo hoti. Ime dhammā kusalā. Tasseva rūpāvacarassa kusalassa kammassa katattā upacitattā vipākaṁ vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là nhị thiền?
Tattha katamaṁ dutiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú Nhị thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, nên vị do vắng lặng tầm, tứ… (trùng)… chứng và trú Nhị thiền đề mục đất, thành tựu quả… (trùng)… tam thiền… (trùng)… tứ thiền… (trùng)… Sơ thiền… (trùng)… chứng và trú ngũ thiền đề mục đất, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền… (trùng)…
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye phasso hoti …pe… avikkhepo hoti. Ime dhammā kusalā. Tasseva rūpāvacarassa kusalassa kammassa katattā upacitattā vipākaṁ vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ …pe… tatiyaṁ jhānaṁ …pe… catutthaṁ jhānaṁ …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ …pe… pañcamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “pañcamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā …pe….
2.5. Quả Vô Sắc Giới
2.5. Arūpāvacaravipāka
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập con đường để đạt đến Vô Sắc giới, vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; Trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó nên vị vượt qua mọi vô sở hữu xứ đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu quả trong khi ấy có thiền hai chi là xã và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye arūpūpapattiyā maggaṁ bhāveti sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanasaññāsahagataṁ sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, tasmiṁ samaye phasso hoti …pe… avikkhepo hoti. Ime dhammā kusalā. Tasseva arūpāvacarassa kusalassa kammassa katattā upacitattā vipākaṁ sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanasaññāsahagataṁ sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
2.6. Quả Siêu Thế
2.6. Lokuttaravipāka
Bốn thiền là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Cattāri jhānāni— paṭhamaṁ jhānaṁ, dutiyaṁ jhānaṁ, tatiyaṁ jhānaṁ, catutthaṁ jhānaṁ.
Ở đây, thế nào là sơ thiền?
Tattha katamaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye phasso hoti …pe… avikkhepo hoti. Ime dhammā kusalā. Tasseva lokuttarassa kusalassa jhānassa katattā bhāvitattā vipākaṁ vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ suññataṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là nhị thiền?
Tattha katamaṁ dutiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú Nhị thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc… (trùng)… có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên vị vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú Nhị thiền… Tam thiền… (trùng)… Tứ thiền… (trùng)… Sơ thiền… (trùng)… ngũ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye lokuttaraṁ jhānaṁ bhāveti niyyānikaṁ apacayagāmiṁ diṭṭhigatānaṁ pahānāya paṭhamāya bhūmiyā pattiyā vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ, tasmiṁ samaye phasso hoti …pe… avikkhepo hoti. Ime dhammā kusalā. Tasseva lokuttarassa kusalassa jhānassa katattā bhāvitattā vipākaṁ vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ …pe… tatiyaṁ jhānaṁ …pe… catutthaṁ jhānaṁ …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ …pe… pañcamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati dukkhapaṭipadaṁ dandhābhiññaṁ suññataṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “pañcamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
2.7. Rūpārūpāvacarakiriya
Bốn thiền là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Cattāri jhānāni— paṭhamaṁ jhānaṁ, dutiyaṁ jhānaṁ, tatiyaṁ jhānaṁ, catutthaṁ jhānaṁ.
Ở đây, thế nào là sơ thiền?
Tattha katamaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập Thiền Sắc giới thuộc tố phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, hiện tại lạc trú, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpāvacaraṁ jhānaṁ bhāveti kiriyaṁ neva kusalaṁ nākusalaṁ na ca kammavipākaṁ diṭṭhadhammasukhavihāraṁ vivicceva kāmehi …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye pañcaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— vitakko, vicāro, pīti, sukhaṁ, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “paṭhamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Ở đây, thế nào là nhị thiền?
Tattha katamaṁ dutiyaṁ jhānaṁ?
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Sắc giới thuộc tố phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, hiện tại lạc trú, vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú nhị thiền… (trùng)… tam thiền… (trùng)… tứ thiền… (trùng)… Sơ thiền… (trùng)… ngũ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye rūpāvacaraṁ jhānaṁ bhāveti kiriyaṁ neva kusalaṁ nākusalaṁ na ca kammavipākaṁ diṭṭhadhammasukhavihāraṁ vitakkavicārānaṁ vūpasamā …pe… dutiyaṁ jhānaṁ …pe… tatiyaṁ jhānaṁ …pe… catutthaṁ jhānaṁ …pe… paṭhamaṁ jhānaṁ …pe… pañcamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati pathavīkasiṇaṁ, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “pañcamaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttā.
Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Vô Sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sở hữu xứ; đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền, các pháp còn lai là tương ưng thiền.
Idha bhikkhu yasmiṁ samaye arūpāvacaraṁ jhānaṁ bhāveti kiriyaṁ neva kusalaṁ nākusalaṁ na ca kammavipākaṁ diṭṭhadhammasukhavihāraṁ sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanasaññāsahagataṁ sukhassa ca pahānā …pe… catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati, tasmiṁ samaye duvaṅgikaṁ jhānaṁ hoti— upekkhā, cittassekaggatā. Idaṁ vuccati “catutthaṁ jhānaṁ”. Avasesā dhammā jhānasampayuttāti.
Dứt phần phân theo vi diệu pháp.
Abhidhammabhājanīyaṁ.
3. Phần Vấn Đáp
3. Pañhāpucchaka
Bốn thiền:
Cattāri jhānāni—
Nơi đây, vị tỳ khưu ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền có tầm có tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh. Do vắng lặng tầm tứ, chứng và trú Nhị thiền, nội tỉnh nhất tâm không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do định sanh. Ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, chứng và trú tam thiền, một trạng thái mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú. Ðoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, vị ấy chứng và trú Tứ thiền phi khổ phi lạc, xả niệm thanh tịnh.
idha bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukhaṁ paṭhamaṁ jhānaṁ upasampajja viharati …pe… vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati …pe… pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṁvedeti, yaṁ taṁ ariyā ācikkhanti—“upekkhako satimā sukhavihārī”ti tatiyaṁ jhānaṁ upasampajja viharati …pe… sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṁ atthaṅgamā adukkhamasukhaṁ upekkhāsatipārisuddhiṁ catutthaṁ jhānaṁ upasampajja viharati.
Trong bốn thiền, có bao nhiêu là thiện? Có bao nhiêu là bất thiện? Có bao nhiêu là vô ký? …(trùng)… Có bao nhiêu là hữu tranh? Có bao nhiêu là vô tranh?
Catunnaṁ jhānānaṁ kati kusalā, kati akusalā, kati abyākatā …pe… kati saraṇā, kati araṇā?
3.1. Tam Đề
3.1. Tika
(Bốn thiền) có thể là thiện, có thể là vô ký.
Siyā kusalā, siyā abyākatā.
Ba thiền là tương ưng thọ lạc, ngoại trừ lạc thọ sanh trong thiền ấy; tứ thiền là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ sanh trong thiền ấy.
Tīṇi jhānāni— etthuppannaṁ sukhaṁ vedanaṁ ṭhapetvā sukhāya vedanāya sampayuttā, catutthaṁ jhānaṁ— etthuppannaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ ṭhapetvā adukkhamasukhāya vedanāya sampayuttaṁ.
(Bốn thiền) có thể là dị thục; có thể là dị thục nhân; có thể là phi dị thục phi dị thục nhân.
Siyā vipākā, siyā vipākadhammadhammā, siyā nevavipākanavipākadhammadhammā.
(Bốn thiền) có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.
Siyā upādinnupādāniyā, siyā anupādinnupādāniyā, siyā anupādinnaanupādāniyā.
(Bốn thiền) có thể là phi thiền toái cảnh phiền não; có thể là phi thiền toái phi cảnh phiền não.
Siyā asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā, siyā asaṅkiliṭṭhaasaṅkilesikā.
Sơ thiền là hữu tầm hữu tứ, ngoại trừ tầm tứ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tầm vô tứ.
Paṭhamaṁ jhānaṁ— etthuppanne vitakkavicāre ṭhapetvā savitakkaṁ savicāraṁ, tīṇi jhānāni avitakkaavicārā.
Hai thiền là câu hành hỷ, ngoài trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là câu hành lạc, ngoại trừ lạc đang sanh trong thiền ấy, tứ thiền là câu hành xả, ngoại trừ xả đang sanh trong thiền ấy.
Dve jhānāni— etthuppannaṁ pītiṁ ṭhapetvā pītisahagatā, tīṇi jhānāni— etthuppannaṁ sukhaṁ ṭhapetvā sukhasahagatā, catutthaṁ jhānaṁ— etthuppannaṁ upekkhaṁ ṭhapetvā upekkhāsahagataṁ.
(Bốn thiền) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbā.
(Bốn thiền) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbahetukā.
(Bốn thiền) có thể là nhân tích tập; có thể là nhân tịch diệt; có thể là phi nhân tích tập, phi nhân tịch diệt.
Siyā ācayagāmino, siyā apacayagāmino, siyā nevācayagāmināpacayagāmino.
(Bốn thiền) có thể là hữu học; có thể là vô học; có thể là phi hữu học phi vô học.
Siyā sekkhā, siyā asekkhā, siyā nevasekkhanāsekkhā.
(Bốn thiền) có thể là đáo đại; có thể là vô lượng.
Siyā mahaggatā, siyā appamāṇā.
Ba thiền không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại, chỉ có thể biết cảnh vô lượng, mà có thể không nên nói là biết cảnh vô lượng; tứ thiền có thể là biết cảnh hy thiểu có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại hay biết cảnh vô lượng.
Tīṇi jhānāni na vattabbā “parittārammaṇā”tipi, “mahaggatārammaṇā”tipi, siyā appamāṇārammaṇā, siyā na vattabbā “appamāṇārammaṇā”ti; catutthaṁ jhānaṁ siyā parittārammaṇaṁ, siyā mahaggatārammaṇaṁ, siyā appamāṇārammaṇaṁ; siyā na vattabbaṁ “parittārammaṇan”tipi, “mahaggatārammaṇan”tipi, “appamāṇārammaṇan”tipi.
(Bốn thiền) có thể là trung bình; có thể là tinh lương.
Siyā majjhimā, siyā paṇītā.
(Bốn thiền) có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.
Siyā sammattaniyatā, siyā aniyatā.
Ba thiền chẳng phải là có đạo thành cảnh; mà có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; cũng có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; Tứ thiền có thể là có đạo thành cảnh, có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.
Tīṇi jhānāni na maggārammaṇā, siyā maggahetukā, siyā maggādhipatino, siyā na vattabbā “maggahetukā”tipi, “maggādhipatino”tipi; catutthaṁ jhānaṁ siyā maggārammaṇaṁ, siyā maggahetukaṁ, siyā maggādhipati, siyā na vattabbaṁ “maggārammaṇan”tipi, “maggahetukan”tipi “maggādhipatī”tipi.
(Bốn thiền) có thể là sinh tồn; có thể là vị sinh tồn; có thể là chuẩn sanh.
Siyā uppannā, siyā anuppannā, siyā uppādino.
(Bốn thiền) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.
Siyā atītā, siyā anāgatā, siyā paccuppannā.
(Ba thiền) không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại; tứ thiền có thể là biết cảnh quá khứ, có thể biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.
Tīṇi jhānāni na vattabbā “atītārammaṇā”tipi, “anāgatārammaṇā”tipi, “paccuppannārammaṇā”tipi; catutthaṁ jhānaṁ siyā atītārammaṇaṁ, siyā anāgatārammaṇaṁ, siyā paccuppannārammaṇaṁ, siyā na vattabbaṁ “atītārammaṇan”tipi, “anāgatārammaṇan”tipi, “paccuppannārammaṇan”tipi.
(Bốn thiền) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.
Siyā ajjhattā, siyā bahiddhā, siyā ajjhattabahiddhā.
Ba thiền là biết cảnh ngoại phần; tứ thiền có thể là biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần hay biết cảnh nội ngoại phần.
Tīṇi jhānāni bahiddhārammaṇā, catutthaṁ jhānaṁ siyā ajjhattārammaṇaṁ, siyā bahiddhārammaṇaṁ, siyā ajjhattabahiddhārammaṇaṁ, siyā na vattabbaṁ “ajjhattārammaṇan”tipi, “bahiddhārammaṇan”tipi, “ajjhattabahiddhārammaṇan”tipi.
(Bốn thiền) là vô kiến vô đối chiếu.
Anidassanaappaṭighā.
3.2. Nhị Đề
3.2. Duka
(Bốn thiền) là phi nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân. Không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân. Không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.
Na hetū, sahetukā, hetusampayuttā, na vattabbā “hetū ceva sahetukā cā”ti, sahetukā ceva na ca hetū, na vattabbā “hetū ceva hetusampayuttā cā”ti, hetusampayuttā ceva na ca hetū, na hetū sahetukā.
(Bốn thiền) là phi nhân hữu nhân, là hữu duyên, là hữu vi, là vô kiến, là vô đối chiếu, là phi sắc, có thể là hiệp thế, có thể là Siêu thế, là đáng vài tâm biết, là không đáng vài tâm biết.
Sappaccayā, saṅkhatā, anidassanā, appaṭighā, arūpā, siyā lokiyā, siyā lokuttarā, kenaci viññeyyā, kenaci na viññeyyā.
(Bốn thiền) là phi lậu, có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu, không nên nói là lậu cảnh lậu mà có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu, không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu, có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
No āsavā, siyā sāsavā, siyā anāsavā, āsavavippayuttā, na vattabbā “āsavā ceva sāsavā cā”ti, siyā sāsavā ceva no ca āsavā, siyā na vattabbā “sāsavā ceva no ca āsavā”ti. Na vattabbā “āsavā ceva āsavasampayuttā cā”tipi, “āsavasampayuttā ceva no ca āsavā”tipi. Siyā āsavavippayuttā sāsavā, siyā āsavavippayuttā anāsavā.
(Bốn thiền) là phi triền… (trùng)…là phi phược… (trùng)…là phi bộc… (trùng)…là phi phối… (trùng)…là phi cái… (trùng)…là phi khinh thị… (trùng)…
No saṁyojanā …pe… no ganthā …pe… no oghā …pe… no yogā …pe… no nīvaraṇā …pe… no parāmāsā …pe…
(Bốn thiền) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.
sārammaṇā, no cittā, cetasikā, cittasampayuttā, cittasaṁsaṭṭhā, cittasamuṭṭhānā, cittasahabhuno, cittānuparivattino, cittasaṁsaṭṭhasamuṭṭhānā, cittasaṁsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno, cittasaṁsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino, bāhirā, no upādā, siyā upādinnā, siyā anupādinnā.
(Bốn thiền) là phi thủ… (trùng)…là phi phiền não… (trùng)…là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
No upādānā …pe… no kilesā …pe… na dassanena pahātabbā, na bhāvanāya pahātabbā, na dassanena pahātabbahetukā, na bhāvanāya pahātabbahetukā.
Sơ thiền là hữu tầm, ngoại trừ tầm đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tầm.
Paṭhamaṁ jhānaṁ— etthuppannaṁ vitakkaṁ ṭhapetvā savitakkaṁ, tīṇi jhānāni avitakkā.
Sơ thiền là hữu tứ ngoại trừ tứ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tứ.
Paṭhamaṁ jhānaṁ— etthuppannaṁ vicāraṁ ṭhapetvā savicāraṁ, tīṇi jhānāni avicārā.
Hai thiền là hữu hỷ, ngoại trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; hai thiền là vô hỷ.
Dve jhānāni— etthuppannaṁ pītiṁ ṭhapetvā sappītikā, dve jhānāni appītikā.
Hai thiền là câu hành hỷ, ngoại trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; hai thiền là phi câu hành hỷ.
Dve jhānāni— etthuppannaṁ pītiṁ ṭhapetvā pītisahagatā, dve jhānāni na pītisahagatā.
Ba thiền là câu hành lạc, ngoại trừ lạc đang sanh trong thiền ấy; tứ thiền là phi câu hành lạc.
Tīṇi jhānāni— etthuppannaṁ sukhaṁ ṭhapetvā sukhasahagatā, catutthaṁ jhānaṁ na sukhasahagataṁ.
Tứ thiền là câu hành xả, ngoại trừ xả đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là phi câu hành xả.
Catutthaṁ jhānaṁ— etthuppannaṁ upekkhaṁ ṭhapetvā upekkhāsahagataṁ, tīṇi jhānāni upekkhāsahagatā,
(Bốn thiền) là phi dục giới, có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. (Ba thiền) là phi vô sắc giới; (bốn thiền) có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới; có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc, có thể là pháp dẫn xuất, có thể là pháp phi dẫn xuất, có thể là cố định, có thể là phi cố định, có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng, là vô tranh.
na kāmāvacarā, siyā rūpāvacarā, siyā na rūpāvacarā, tīṇi jhānāni na arūpāvacarā, catutthaṁ jhānaṁ siyā arūpāvacaraṁ, siyā na arūpāvacaraṁ, siyā pariyāpannā, siyā apariyāpannā, siyā niyyānikā, siyā aniyyānikā, siyā niyatā, siyā aniyatā, siyā sauttarā, siyā anuttarā, araṇāti.
Dứt phần vấn đáp.
Pañhāpucchakaṁ.
Trọn vẹn thiền phân tích.
Jhānavibhaṅgo niṭṭhito.
Ghi chú:
- 1Không thấy trong đoạn Pāḷi ở chỗ này. Nhưng có đoạn Pāḷi ở phần dưới.
- 2Không thấy đoạn Pāḷi ở đoạn này. Nhưng phần Pāḷi đoạn này đã nhắc tới bên trên.