Giảng Giải
Câu Kệ Pháp Cú Dhp 97
Trích giảng giải
Kinh Purābheda
Mahāsi Sayadaw
Soạn dịch
Dhanapālaka
Xin dẫn một ví dụ: ở Myanmar, những người chưa từng đến chùa Shwedagon sẽ tin vào những gì người khác nói liên quan đến ngôi chùa. Nếu họ đích thân đến viếng thăm và quan sát kỹ lưỡng, thì họ không cần thiết phải coi lời người khác nói là đúng. Cũng vậy, một người chưa tự mình chứng ngộ Đạo – Quả – Niết bàn (magga – phala – nibbāna) bằng thiền minh sát (vipassanā) thì nên có lòng tin vào những điều được thuyết giảng dựa trên kinh điển. Điều này giống những người tin tưởng vào các vệ tinh nhân tạo, mặc dầu họ chưa tận mắt thấy chúng. Những một người đã tự mình chứng ngộ Đạo – Quả – Niết bàn (magga – phala – nibbāna) bằng thiền mình sát (vipassanā) sẽ không tin chúng theo lời người khác nói. Vì đó là thành tựu cá nhân của người ấy, đây gọi là “thấy biết sự thật” chứ không còn là tin vào lời nói của người khác nữa.
Đức Phật hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất (Sāriputtarā) rằng:
“Này Sāriputtarā, ngươi có tin rằng tín quyền (saddhindriyaṃ) sẽ đưa tới chứng ngộ niết-bàn (nibbāna) cao thượng không?”
Tôn giả Sāriputtarā đáp:
“Bạch Đức Thế Tôn, về vấn đề này con không tin lời của Đức Thế Tôn”.
Các tỷ-kheo Puthujjana nghe câu trả lời đã đánh giá sai tôn giả Sāriputtarā. Các vị ấy nghĩ rằng tôn giả Sāriputtarā là một Bà-la-môn, thuộc giai cấp Bà-la-môn nên chưa có lòng tin vào đấng giác ngộ. Điều này có vẻ hợp lý khi nghĩ như vậy. Những người có lòng tin thiên về giáo lý của Bà-la-môn thường không có lòng tin vào Giáo Pháp do Đức Phật thuyết giảng. Chính vì vậy, có thể những tỷ-kheo ấy đã nghĩ Tôn giả Sāriputtarā thuộc giai cấp Bà-la-môn. Ngay cả chính tôn giả Sāriputtarā cũng thừa nhận sự thật rằng Niết-bàn (Nibbāna) có thể chứng ngộ bằng cách phát triển lòng tin. Về vấn đề này, tôn giả Sāriputtarā đã tự mình chứng ngộ, sự thật là như vậy, không phải chỉ vì nghe Đức Phật thuyết giảng.
Cũng vậy, một người đích thân đến viếng thăm chùa Shwedagon. Nếu được hỏi là ông có tin rằng cấu trúc chính của ngôi chùa được trát bằng những tấm Vàng không? Ông ấy nói rằng mình không tin, vì giờ đây ông đã nhìn thấy nó. Đó là sự thật.
Tương tợ như vậy, tôn giả Sāriputtarā đã nói rằng Ngài không tin những gì Đức Phật nói bởi vì chính Ngài đã thấy và nhận ra rằng việc phát triển tín quyền (saddhindriyaṃ) sẽ dẫn tới Niết-bàn. Có một bài kinh pháp cú liên quan tới câu trả lời này được tôn giả Sāriputtarā tán thán:
“Không tin, hiểu Vô vi.
Người cắt mọi hệ lụy,
Cơ hội tận, xả ly
Vị ấy thật tối thượng”.
“Assaddho akataññū ca,
sandhicchedo ca yo nayo.
Hatāvakāso vantāso,
sa ve uttamaporiso”.
Đây là bài kệ nằm trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) đề cập đến tôn giả Sāriputtā. Đây không phải là câu kệ trong bài kinh Purābheda này. Vì nó có liên quan tới bài Pháp đang giảng nên Sư đề cập để thiện tín có thể ghi nhớ.
Yo: người nào.
Assaddho: không có lòng tin.
Sa: người này.
Ve: thực sự.
Uttamaporiso: người tối thượng.
Đây là một bản dịch được trích ra từ kinh điển mà không biết ý định ẩn trong đó. Như vậy, nó sẽ dẫn tự sự sai lệch hoàn toàn. Ý nghĩa thực sự của câu này là:
Yo: người nào.
Assaddho: không có lòng tin mù quán vào người khác, là người tự mình thấy biết.
Sa: người này.
Ve: thực sự.
Uttamaporiso: người tối thượng.
Điều này đã quá rõ ràng.
Câu tiếp theo là:
Akataññu: sự vô ơn. Hay nói cách khác là người không biết đáp lại lời ân tình của người đã giúp đỡ cho mình. Đây là cách phiên âm thông thường. Như vậy, nó mang ý nghĩa: “là người vô ơn”, và có thể cho rằng người ấy là kẻ ác. Điều này mang một ý nghĩa trái ngược với những gì được mong đợi. Trên thực tế, ý nghĩa thực sự của nó là “một người tối thượng mới biết Niết-bàn là gì”.
Cụm từ “Sandhicchedo“, nếu được hiểu theo cách thông thường, có nghĩa là “một tên trộm hoặc một tên trộm đang đột nhập vào nhà.” Đây là một ý nghĩa không mong đợi. Về bản chất, ý nghĩa của nó là “một người đã chấm dứt sự tái sanh, luân hồi.” Hay nói cách khác, “người đã cắt đứt những mắc xích dẫn tới sự đau khổ trong luân hồi.” Theo duyên khởi hay còn gọi là lý duyên sanh (paṭiccasamuppāda) giải thích như sau:
1. Mắt xích thứ nhất gọi là: “paṭisandhi”, tâm tái sanh hay tục sanh, sanh khởi trong kiếp sống hiện tại do Hành Nghiệp (kamma-saṅkhāra), những hành động thiện hay ác trong kiếp quá khứ.”
2. Mắt xích thứ hai gọi là: “Ái (taṇhā) sanh khởi do Thọ hay cảm giác (vedanā) trong kiếp sống hiện tại.”
3. Mắt xích thứ ba gọi là: “Tái sanh trong tương lai do Nghiệp Hữu hay sự tạo nghiệp dẫn tới sự sanh, sự hiện hữu (kamma-bhava) trong hiện tại, sự hiện hữu do nghiệp tạo tác”.
Mối liên kết khác là điều được tuyên bố như sau: “Tái sinh trong tương lai xảy ra do kamma-bhava hiện tại, sự tồn tại do nhân đức của nghiệp tạo ra.
Có ba mắc xích như đã nói. Trong số đó, vì những mối ràng buộc quá khứ và hiện tại đã phát sanh, liên kết với nhau, nên chúng không thể nào cắt đứt được. Điều cần làm là phải ngăn chặn mỗi liên kết giữa thọ và ái, ngăn chặn sự tái sanh vào kiếp sống mới do sự tạo nghiệp mới sanh khởi. Trong hai mắt xích nói trên, việc ngăn chặn Thọ (Vedanā) liên kết với Ái (Taṇhā) là điểm chốt yếu. Điều mà các thiền sinh bây giờ đang quán chiếu và ghi nhận trong mỗi khoảnh khắc thấy, nghe, đụng chạm và biết, là để ngăn chặn mối liên kết giữa Thọ (vedaṇā) và Ái (taṇhā). Trong khi liên tục quán chiếu, dần dần tuệ minh sát vipassanā và Tuệ Đạo (magga-ñāṇa) sẽ diễn ra theo trình tự, thứ lớp để dẫn đến chứng ngộ Đạo – Quả – A-la-hán (arahatta-magga-phala), những mắt xích liên kết với những kiếp sống kế tiếp sẽ bị cắt đứt. Do đó, một người đã cắt đứt được mắt xích của luân hồi “sandhicchedo”, người ấy là một người cao thượng.
Cụm từ tiếp theo là “hatāvakāso”. ‘Hatā’ có nghĩa là ‘bị mất’; ‘āvakāsa’ có nghĩa là ‘cơ hội’. Nếu nói rằng cơ hội gặt hái được thành công và sự giàu có trong cuộc sống bị mất đi thì điều này không cần thiết. Bản chất cần thiết trong ý nghĩa này của “hatāvakāso” là một người bị mất đi cơ hội được tái sanh là một người cao thượng.
Cụm từ “vantāso”. “vanta” là từ bỏ. “asa” là thức ăn. Theo ý nghĩ thế tục thì điều này không phù hợp. Vì vậy một cụm từ liên quan khác “āsā” có nghĩa là mong cầu hay hi vọng. Nên mới có quan điểm rằng ‘āsā’ là dục lạc không thể bị dập tắt, nó biểu thị cho sự ham muốn vô độ và không được thoả mãn. Một vị A-la-hán hoàn toàn thoát khỏi dục vọng, đá diệt trừ mọi mong cầu liên quan đến những công việc thế tục và có được sự viên mãn trong Pháp.
Như vậy, “vantāso” có nghĩa là người đã đoạn trừ mọi sự mong cầu giống như từ bỏ thức ăn. Bài kinh pháp cú có ý nghĩa thực sự là như vậy.
Một vị A-la-hán hoàn toàn thoát khỏi mọi dục vọng đam mê và dâm dục, và đã từ bỏ mọi ham muốn liên quan đến những công việc trần tục và sự viên mãn của Pháp. Với mục tiêu này, nó đã được rao giảng là “Vantāso“, tức là Người đã từ chối mọi ham muốn giống như chất thải đã bị tống ra hoặc nôn mửa. Vì vậy, bài kệ Kinh Pháp Cú đã được phiên âm như vậy, để đạt đến ý nghĩa phù hợp về cơ bản, hay đúng hơn, ý nghĩa thực sự là gì.
Yo nayo: người nào.
Assaddho ca: không tin tưởng mù quán vào người khác, sẽ được chứng ngộ.
Akataññū ca: thấy rõ Niết-bàn (Nibbāna), pháp vô vi.
Sandhicchedo ca: cắt đứt những mắt xích liên kết sự đau khổ trong luân hồi.
Hatāvakāso: diệt trừ cơ hội tái sanh vào kiếp sống mới.
Vantāso: dứt bỏ sự mong cầu.
Sa vo: vị ấy là.
Uttamaporiso: người cao thượng.
Điểm quan trọng được nhấn mạnh trong Bài kệ này là:
“Không nên tin tưởng mù quán vào những gì người khác nói, hãy nhận thức bằng chánh trí của mình”.
Đây là một điều quan trọng cơ bản. Giáo Pháp cần phải được cá nhân thực chứng thông qua sự thực hành Pháp. Sự sanh và diệt của các hiện tượng danh – sắc hay thân – tâm (rūpa – nāma), chính là tính chất vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Đây là những pháp mà cá nhân tự thấy biết. Những điều này mỗi cá nhân nên tự mình thực hành và tu tập để thấy biết được đầy đủ. Tuệ Minh Sát (Vipassanā-ñāṇa), Đạo và Quả, là các Pháp nên thực hành để thấy biết một cách rõ ràng. Một người thuyết giảng đã chứng ngộ các Pháp thì những lời nói của vị ấy không phải dựa vào sự tin tưởng ở người khác. Vị ấy cũng không nương tựa vào Kinh hay Đức Phật. Vị ấy đã đạt tới sự chứng ngộ cá nhân bằng sự hiểu biết của riêng mình thông qua lời dạy của Đức Phật.
Vấn đề tự mình thấy biết, không nên tin tưởng mù quán vào người khác chỉ đúng với cá nhân thực hành sâu trong thiền tập. Còn với những vấn đề khác mà một cá nhân không thể tự mình thấy biết thì nên đặt lòng tin vào những vị có sự hiểu biết và kiến thức chơn chánh. Ngay cả tôn giả Sāriputta cũng phải nương tựa vào Đức Phật trong những vấn đề ngoài tầm hiểu biết của Ngài và đặt lòng tin vào những gì Đức Phật đã chỉ dạy. Một số người kiến thức ít ỏi, có thể không đặt lòng tin với những vấn đề bình thường và họ viện lý do là chưa có kinh nghiệm cá nhân về các vấn đề liên quan. Đây là một điều không thực tế. Nếu một người đi du lịch có kinh nghiệm nói về những nơi mà người ấy đã đích thân đi tới, thì những người chưa từng đến đó sẽ có lòng tin nơi người ấy.
Ví như, một người có sự hiểu biết thông qua đọc sách, những thông tin mà người ấy đọc là những thông tin đã quá cũ và được xem là chính xác nhất. Và một người khác nói rằng, họ không thể tin vào những thông tin đó vì anh ta chưa thấy, chưa đọc được những thông tin như vậy trong sách vở. Điều này thật không đúng đắn.
Về Pháp cũng vậy, nếu một người đã đích thân trải nghiệm Pháp rồi nói cho người khác về Pháp mà người kia chưa biết, thì có vẻ như người nghe đã thâu được kinh nghiệm và kiến thức cho mình là một điều hợp lý. Người có trí sau khi nghe vị ấy nói sẽ tự mình thực hành Pháp để chứng ngộ được Pháp đó. Khi sự thấy biết của cá nhân được chứng ngộ thông qua sự thực hành Pháp một cách tinh tấn, thì điều này phù hợp với lời dạy (desanā) được thuyết giảng. Tới mức này thì mới gọi là không tin tưởng mù quán vào người khác.