WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Hãy Hành Thiền Ngay Bây Giờ

Nền Tảng Hành Thiền Minh Sát

Pháp Thoại
Mahāsi Sayādaw

Dịch Việt
Dhanapālaka

Nếu chúng ta không hành thiền về các đối tượng đang sanh khởi, chúng ta sẽ không thể nhận ra bản chất thực sự của chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Chúng ta có thể bám chất lấy các đối tượng ấy và làm cho phiền não sanh khởi. Đây gọi là những phiền não ngủ ngầm. Bởi vì những phiền não này phát sanh từ các đối tượng, nên chúng ta gọi các đối tượng này là “đối tượng ngủ ngầm”. Chúng ta dính mắc vào cái gì và tại sao chúng ta lại dính mắc vào những thứ đó? Chúng ta dính mắc vào đồ vật hoặc người mà chúng ta nhìn thấy. Nếu chúng ta không hành thiền khi sự thấy đang sanh khởi thì dính mắt chắc chắn sẽ xuất hiện. Phiền não tiềm ẩn nằm trong bất kỳ đối tượng nào chúng ta thấy, nghe, nếm, …

Nếu chúng ta hành thiền, chúng ta sẽ thấy rằng những gì mình thấy đều biến mất, những gì mình nghe đều tiêu diệt. Các đối tượng ấy biến mất ngay lập tức. Một khi chúng ta thấy bản chất tự nhiên của các đối tượng ấy, thì chúng không có gì để chúng ta yêu thích hay ghét bỏ, không có gì để dính mắc, nên không có sự bám chấp.

Chúng ta phải hành thiền ngay bây giờ. Trong mọi khoảnh khắc thấy, chúng ta phải hành thiền với cái thấy. Chúng ta không thể phớt lờ chúng. Chúng ta có thể mua mọi thứ bằng thẻ tín dụng, nhưng chúng ta suy thể suy tư về thẻ tín dụng. Hãy hành thiền ngay bây giờ. Chỉ khi đó, sự dính mắc mới không có cơ hội diễn ra. Về mặt Vi Diệu Pháp, chúng ta phải hành thiền ngay khi tiến trình nhãn môn kết thúc và trước khi tiến trình ý môn tiếp theo sanh khởi. Khi chúng ta nhìn thấy một đối tượng nhìn thấy, quá trình ấy diễn ra như vầy.

Đầu tiên, chúng ta thấy đối tượng sanh khởi. Đây là quá trình của sự thấy. Sau đó, chúng ta xem xét đối tượng được thấy. Đây là quá trình xem xét. Sau đó, chúng ta ghép các hình dạng đã nhìn thấy lại với nhau, rồi chúng ta thấy được hình dáng và màu sắc. Đây là quá trình của Thức. Cuối cùng, chúng ta biết được khái niệm hoặc tên của đối tượng. Đây là quá trình định danh. Đối với các đối tượng mà chúng ta chưa từng thấy trước đây thì chúng ta không thể đặt tên (định danh). Đồng nghĩa quá trình định danh cũng sẽ không xảy ra. Trong bốn tiến trình đó, khi tiến trình thấy diễn ra, chúng ta sẽ thấy hình dạng hiện tại, ngay khi chúng sanh khởi. Khi chúng ta xem xét lại, thì Thức đã thấy trong quá khứ sanh khởi, đây cũng là thực tế. Cả hai quá trình này đều tập trung vào thực tế, tức là đối tượng được nhìn thấy. Tuy nhiên, định danh hay sự đặt tên chưa diễn ra. Sự khác biệt trong vấn đề này là thực tế ngay trong hiện tại và thực tế trong quá khứ. Với quá trình thứ ba, chúng ta sẽ có được khái niệm về hình dạng của đối tượng. Và quá trình thứ tư, chúng ta sẽ tiến tới việc định danh hay khái niệm về tên của đối tượng. Các quá trình tiếp theo đều là những khái niệm khác nhau của đối tượng. Tất cả những điều này đều xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm hành thiền minh sát.

Có 14 Sát-na Tâm trong tiến trình Thấy. Nếu cái thấy, cái nghe và Thức không sanh khởi thì Hộ Kiếp Tâm vẫn sanh khởi. Nó giống với Tâm tái sanh. Thức vẫn sanh khởi ngay cả khi chúng ta ngủ say. Khi đối tượng của cái thấy xuất hiện, hộ kiếp tâm chấm dứt nhường chỗ cho một sát-na ý khởi lên và hướng tâm đến đối tượng đi vào nhãn môn1Con mắt.. Khi quá trình này chấm dứt, nhãn thức sẽ sanh khởi. Rồi tâm quán sát khởi sanh trước, sau đó, tâm xác định đối tượng được nhìn thấy là tốt hay xấu. Kéo theo sau đó, các tư tưởng thiện hay bất thiện sanh khởi một cách mãnh liệt trong bảy chặp tư tưởng (hay còn gọi là bảy sát-na tâm liên tiếp). Khi những khoảnh khắc này chấm dứt, tâm thập di hay đồng sở duyên với hai sát-na tâm lưu trữ vào tiềm thức sanh khởi. Khi quá trình này chấm dứt, tâm thức lại chìm vào dòng Hộ Kiếp Tâm, giống như chìm vào giấc ngủ. Từ khi có sự phân biệt trong cái thấy, có 14 sát-na tâm liên tục sanh khởi. Tất cả những quá trình này là quá trình diễn ra cái thấy. Đây là quá trình diễn ra cái thấy. Khi một người thực hành thiền minh sát tốt đẹp, sau khi Hộ Kiếp Tâm phát sanh theo tiến trình của cái thấy, tâm ghi nhận “cái thấy” sẽ sanh khởi. Chúng ta phải ghi nhận cái thấy ngay lập tức. Nếu chúng ta làm được như vậy, tâm chúng ta sẽ ghi nhận được mọi thứ ngay khi chúng vừa sanh khởi. Đây được gọi là loại “thiền ngay trong hiện tại” mà kinh điển nhắc tới.

“Người ấy phân biệt được các hiện tượng ngay trong hiện tại khi chúng sanh khởi bây giờ và ở đây”. [M.iii.187]

Đạo Vô Ngại Giải (Paṭisambhidāmagga) nói rằng:

“Trí tuệ ghi nhận sự thay đổi của các trạng thái trong hiện tại là tuệ sanh diệt”.

Những đoạn trích từ Kinh này chỉ ra rằng chúng ta phải hành thiền những trạng thái đang sanh khởi trong hiện tại. Nếu chúng ta không hành thiền ngay trong hiện tại, sự dính mắc hay bám chấp này sẽ sanh khởi liên tục trong dòng hộ kiếp tâm. Tâm thức này sẽ sanh khởi để xem xét lại những gì vừa nhìn thấy. Các sát-na tâm bao gồm: dính mắt (1), nhận thức (7) và ghi nhận (2), tổng cộng có 10 sát-na tâm. Mỗi khí chúng ta suy nghĩ, có ba loại tâm và 10 sát-na tâm hay 10 chặp tư tưởng này sanh khởi, chúng chỉ xuất hiện dưới dạng 1 sát-na hay 1 chặp tư tưởng mà thôi. Điều này thích hợp với những lời giải thích trong Đạo Vô Ngại Giải (Paṭisambhidāmagga) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) về tuệ diệt. Nếu chúng ta hành thiền vượt ra khỏi sự dính mắc hay bám chấp, chúng ta sẽ không còn định danh, đặt khái niệm với các đối tượng, mà lúc này, chúng ta chỉ thấy đối tượng ngay trong thực tại. Tuy nhiên, điều này thật không dễ dàng đối với người mới bắt đầu hành thiền.

Nếu chúng ta không ghi nhận ngay khi cái thấy xuất hiện, thì tiến trình nắm bắt hình tướng và định danh sanh khởi. Lúc này, bám chấp hay dính mắc sanh khởi. Nếu chúng ta hành thiền sau khi bám chấp sanh khởi, thì nó sẽ không biến mất. Đó là lý do tại sao Sư hướng dẫn cho các Thiền Sinh phải ghi nhận đối tượng ngay lập tức trước khi các khái niệm hay định danh sanh khởi.

Các quá trình nghe, ngửi, nếm, xúc chạm cũng được hiểu theo cách tương tợ.

Với những suy nghĩ trong Tâm, nếu chúng ta không ghi nhận ngay lập tức, các tiến trình tiếp theo sẽ sanh khởi lên sau ý nghĩ đó. Vì vậy, chúng ta phải ghi nhận ngay lập tức để chúng không phát khởi. Đôi khi, khi chúng ta ghi nhận “phồng, xẹp, ngồi, đụng”, một ý nghĩ hay một tư tưởng có thể sanh khởi ở giữa. Chúng ta hãy ghi nhận ngay khi các đối tượng này vừa sanh khởi. Chúng ta ghi nhận và chấm dứt nó ngay tại đó. Đôi khi tâm chuẩn bị đi lang thang hay chuẩn bị phóng. Chúng ta ghi nhận nó và nó sẽ biến mất. Theo lời của một số thiền sinh:

“Cái tâm ở trạng thái này giống như một đứa trẻ nghịch ngợm, khi bị la rầy thì chúng sẽ im lặng”.

Vì vậy, nếu chúng ta ghi nhận mọi khoảnh khắc mà chúng ta thấy, nghe, xúc chạm hay suy nghĩ, nhận thức, thì tâm sẽ không đưa tới sự dính mắc.

“…Khi chúng ta thấy, chúng ta chỉ biết là thấy; khi chúng ta nghe, chúng ta chỉ biết là nghe; khi chúng ta suy nghĩ, chúng ta chỉ biết là suy nghĩ; và khi chúng ta biết, chúng ta chỉ cần biết là đang biết”.

Đoạn trích này trong bài Kinh Mālukyaputta cho chúng ta thấy, chỉ có cái thấy, cái nghe đơn thuần ở đó. Loại trừ các đối tượng ấy, chỉ biết đặc tánh thực sự của chúng khi chúng sanh khởi và sẽ không có sự dính mắc nào. Thiền sinh nên ghi nhận bất cứ hiện tượng nào sanh khởi, thiền sinh sẽ thấy quá trình sanh và diệt diễn ra như thế nào. Cuối cùng sẽ thấy rằng rõ ràng các hiện tượng là vô thường, khổ và vô ngã là như thế nào? Thiền sinh phải biết điều này một cách trực tiếp bằng kinh nghiệm của mình, không phải từ một vị thầy đã giải thích nó. Chỉ khi nào biết được như vậy thì đây mới là cái biết thực sự.


Ghi chú:

  • 1
    Con mắt.