Pháp Thoại
Mahāsi Sayādaw
Dịch Việt
Dhanapālaka
Chúng ta cũng có thể hành thiền về Tâm. Tâm nhận thức và suy nghĩ. Những gì chúng ta nghĩ đến hay chúng ta tưởng tượng đều do Tâm. Hãy ghi nhận quá trình Tâm “suy nghĩ”, “tưởng tượng”, “dự tính”, bất cứ điều gì sanh khởi tương tự vậy hãy ghi nhận chúng. Chúng ta sẽ thấy rằng bản chất của Tâm là nhận thức đối tượng, đây gọi là đặc tánh của Tâm. Tuỳ vào đối tượng nhận biết của Tâm mà có nhiều trạng thái Tâm khác nhau, như: nhãn thức tâm nhận biết cảnh, nhĩ thức tâm nhận biết âm thanh, tỷ thức tâm nhận biết mùi, thiệt thức tâm nhân biết vị, thân thức tâm nhận biết đối tượng xúc chạm và ý thức nhận biết đối tượng của Tâm.
Khi chúng ta làm việc trong một nhóm, chúng ta cần phải có một người làm lãnh đạo. Thức là đầu tàu, thức nhận biết các đối tượng sanh khởi thông qua các căn1Các giác quan.. Khi đối tượng thấy tiếp xúc với mắt, Thức sẽ nhận biết nó trước tiên. Chỉ khi đó, cảm giác, nhận thức, ham muốn, thích, ghét, ngưỡng mộ, … mới có thể sanh khởi. Tương tợ như vậy, khi âm thanh tiếp xúc với tai, ý cũng nhận thức nó trước tiên.
Nói rõ ràng hơn thì khi chúng ta suy nghĩ hoặc tưởng tượng. Nếu một tư tưởng nào đó xuất hiện trong tâm khi chúng ta đang quán chiếu chuyển động phồng xẹp ở bụng, chúng ta phải lập tức ghi nhận tư tưởng đó. Nếu chúng ta có thể ghi nhận tư tưởng sanh lên khi nó vừa xuất hiện, nó sẽ biến mất ngay lập tức. Nếu không, một số thuộc tính theo sau những tư tưởng đó sẽ sanh khởi, như: hỷ lạc, ham muốn, …Vì vậy, thiền sinh phải nhận ra rằng tâm là đối tượng dẫn đầu, đó chính là công năng của tâm. Kinh Pháp Cú nói rằng:
“Ý dẫn đầu các Pháp”.
“Manopubbaṅgamā dhammā”.
Nếu chúng ta ghi nhận tư tưởng bất cứ khi nào chúng sanh khởi, chúng ta sẽ thấy được rõ ràng vai trò của tâm ý, tâm ý có vai trò là dẫn dắt từ đối tượng này đến đối tượng kia.
Các Chú Giải Sư nói rằng, sự phát sanh liên tục chính là biểu hiện của tâm ý. Khi chúng ta ghi nhận “phồng, xẹp”, … tâm đôi khi lang thang đây đó (phóng tâm). Chúng ta ghi nhận, và sự phóng tâm này sẽ biến mất. Sau đó, trạng thái tâm khác sanh khởi, chúng ta ghi nhận và rồi chúng cũng sẽ biến mất. Chúng ta phải ghi nhận sự sanh diệt của tâm luôn luôn. Chúng ta nhận thấy:
“Trạng thái của Tâm là một chuỗi các sự kiện sanh và diệt liên tiếp nhau. Ngay khi cái này diệt mất, cái khác lại sanh khởi”.
Như vậy, chúng ta nhận biết được sự liên tục của Tâm thức. Những ai hành thiền cũng nhận ra được điều này, thì họ cũng nhận nhận được sự sanh tử cũng là vậy.
“Cái chết rốt cuộc không có gì lạ cả. Nó giống như sự hoại diệt của Tâm Thức mà chúng ta đang ghi nhận. Tái sanh giống như sự sanh khởi của Tâm Thức hiện tại nối tiếp các tâm thức phía trước đó”.
Để chứng minh rằng một người có thể hiểu được đặc tánh, công năng và biểu hiện của một đối tượng dù họ chưa được học về chúng. Yếu tố Gió là yếu tố nổi bật trong số các đối tượng vật chất, và các cảm giác khó chịu và trạng thái tâm trong số các đối tượng của tâm thức. Chúng ta chỉ cần ghi nhận chúng khi chúng sanh khởi. Điều tương tợ cũng áp dụng cho tất cả các hiện tượng danh và sắc hay thân và tâm khác. Nếu chúng ta ghi nhận khi chúng sanh khởi, chúng ta sẽ hiểu được đặc tánh, công năng và những biểu hiện đối tượng ấy. Một người mới bắt đầu hành thiền có thể hiểu các thủ uẩn thông qua các đặc tánh, công năng và những biểu hiện của chúng.
Ở những giai đoạn ban đầu của Tuệ Giác, tức là Tuệ Phân Biệt Danh Sắc (nāmarūpa-pariccheda-ñāṇa) và Tuệ Phân Biệt Nhân Duyên (paccaya-pariggaha-ñāṇa), biết được nhiêu đó là đủ. Khi đạt tới sự hiểu biết cao hơn là Tuệ Thấu Đạt (sammasana-ñāṇa), chúng ta sẽ biết được thực tánh của tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã.
Ghi chú:
- 1Các giác quan.