Pháp Thoại
Mahāsi Sayādaw
Dịch Việt
Dhanapālaka
Chúng ta hành thiền để làm gì?
Làm sao để chúng ta phát triển được cái thấy xuyên thấu (minh sát)?
Đó là những câu hỏi rất quan trọng.
Có hai loại thiền, đó là: an chỉ tịnh và minh sát tuệ. Thiền định về mười đối tượng (kasiṇa) chỉ mang tới sự an tịnh chứ không mang tới tuệ giác. Thiền định về mười đối tượng bất tịnh (như: xác chết bị trường phồng) cũng mang lại sự an tịnh chứ không mang tới tuệ giác. Mười tuỳ niệm, như: niệm Phật, niệm Pháp cũng chỉ làm sanh khởi an chỉ tịnh chứ không mang tới tuệ giác. Thiền định về 32 thể trượt của cơ thể, như: tóc, móng, răng và da cũng không làm sanh khởi tuệ giác. Các cách này hỗ trợ cho việc phát triển định hay sự tập trung.
Chánh niệm về hơi thở cũng được sử dụng để phát triển định và thiền sinh sẽ nương vào đó mà phát triển tuệ giác. Tuy nhiên, Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) lại xếp chánh niệm hơi thở nằm trong đối tượng thực hành thiền an chỉ tịnh, nên sư sẽ để cách thiền tập này trong danh mục thiền an chỉ tịnh.
Rồi lại có thêm bốn phạm trú: từ, bi, hỷ, xả, bốn bậc thiền vô sắc giới, quán về sự nhàm chán trong vật thực. Tất cả những điều này đều là đối tượng của thiền an chỉ tịnh.
Khi chúng ta hành thiền dựa trên bốn yếu tố bên trong thân, bốn yếu tố này được gọi là tứ đại1Đất, nước, lửa và gió.. Đây là bốn đối tượng phát triển định tâm cũng như phát triển tuệ giác.
Tất cả 40 đề mục hành thiền này đều được sử dụng để phát triển Định Tâm. Chỉ có hơi thở và tứ đại mới là các đối tượng được sử dụng để làm sanh khởi tuệ giác. Các đối tượng khác không làm sanh khởi tuệ giác, để có được tuệ giác xuyên thấu, chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn nữa.
Quay lại câu hỏi ban đầu “Làm sao để chúng ta phát triển cái nhìn xuyên thấu?“
Câu trả lời là: “Chúng ta phát triển tuệ giác bằng cách thực hành thiền định về năm thủ uẩn. Các hiện tượng thân và tâm bên trong một chúng sinh là các tập hợp của sự dính mắc. Chúng bị bám chặt, vướng mắt bởi sự thích thú trong tham ái, đó gọi là “sự dính mắt trong ái dục hay dục thủ”; hoặc bị nắm giữ bởi tà kiến, đó là “sự dính mắt vào các quan điểm của mình hay kiến thủ”.
Chúng ta phải hành thiền và thấy các đối tượng ấy đúng theo bản chất tự nhiên của chúng (sự thật như chúng đang là). Nếu không, chúng ta sẽ bám víu các đối tượng ấy bằng sự tham ái và tà kiến. Một khi chúng ta nhìn thấy bản chất tự nhiên của các đối tượng ấy, chúng ta sẽ không còn nắm giữ chúng nữa. Đây là cách để tuệ giác phát triển. Chúng ta sẽ nói rõ chi tiết về năm thủ uẩn.
Ghi chú:
- 1Đất, nước, lửa và gió.