WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Hạnh Phúc Giải Thoát Là Mục Tiêu Cuối Cùng Trong Phật Giáo

SỰ CHUYÊN CẦN
APPAMĀDA

Ovādācariya Sayādawgyi U Paṇḍitābhivaṁsa

Dịch Việt
Dhanapālaka

“Không làm các điều ác,
Siêng làm các việc lành,
Thanh tịnh tâm ý mình,
Là lời Chư Phật dạy.”

Dhammapada 183

Chúng ta có thể thấy rằng chỉ có Giới (sīla) và Định (samādhi) sẽ không thể giải thoát chúng ta khỏi phiền não. Do đó, chúng ta phải thực hành thiền tuệ (paññā bhāvanā) để đạt tới nơi cao tột theo lời dạy (sāsana) của Đức Phật.

Giáo Pháp của Đức Phật được thể hiện bằng sự hiểu biết, sự hiểu ấy chính là sự viên mãn trong Pháp. Đó là điều tốt đẹp, bởi nó mang lại sự cân bằng đối với những điều hài lòng hay không hài lòng.

“Như tảng đá vững chắc,
Không bị gió lay động,
Cũng vậy, trước khen chê,
Người trí không giao động.”

Dhammapada 81

Visuddhi Magga, Nanamoli, Pg5

Chỉ với sự hiểu biết hay trí tuệ này, chúng ta mới có thể đi đến cuối con đường trong Giáo Pháp. Vì trí tuệ làm cho Tâm của chúng ta được thanh lọc hoàn toàn, và do đó, trí tuệ này vượt trội hơn so với sự tu tập về Giới (sīla) và Định (samādhi). Tâm trở nên vững chắc nhờ vào sự khai mở của trí tuệ và trí tuệ được thanh lọc, tu tập bằng cách thực hành liên tục sự chuyên cần (appamāda) vi tế, đây là nhân dẫn tới chứng ngộ niết-bàn (nibbāna), chấm dứt hoàn toàn danh – sắc (nāma – rūpa) chứng đắc Đạo Quả Tuệ Nhập Lưu (sotapātti magna – phala – ñāna). Lúc này, chúng ta có một cuộc sống cao quý và vĩnh viễn thoát khỏi một số phiền nào nhất định, bao gồm: thân kiến (sakkāya-diṭṭhi), hoài nghi (vicikicchā) và giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa). Khi các phiền não này bị đoạn tận, chúng ta sẽ mãi mãi thoát khỏi mọi tà kiến, mãi mãi thoát khỏi sự tái sanh trong khổ cảnh hay các cõi thấp kém (apāya). Và chúng ta có một niềm tin vững chắc, không thể bị đánh mất và có thể chịu đựng mọi thử thách.

Vị thánh Nhập Lưu (sotāpanna) là vị có nền tảng tốt về sự quân bình, nhưng để quân bình (tādi-bhāva) đạt tới sự viên mãn, chúng ta cần phải tiếp tục với sự chuyên cần (appamāda) vi tế, chuyên cần ghi nhận từng đối tượng sanh khởi nơi sáu của giác quan cùng với chánh niệm xuyên thấu để thanh lọc tâm và phát triển tâm đến đạo quả Nhất Lai (sakadāgāmi magna-phala-ñāña), vị ấy sẽ đoạn giảm sự trói buộc hay kiết sử (saṁyojana) thứ tư và thứ năm, đó là: tham ái (kāma-rāga hay lobha) và sân hận (vyāpāda hay dosa). Khi chứng đạt tới đạo quả Bất Lai (anāgāmi magna-phala-ñāna), chúng ta sẽ vĩnh viễn thoát khỏi kiết sử thứ tư và thứ năm.

Chỉ khi chứng đắt được đạo quả A-la-hán (arahantta magna-phala-ñāna), chúng sẽ mới vĩnh viễn thoát khỏi năm kiết sử còn lại là: tham ái sắc (rūpa-rāga), tham ái vô sắc (arūpa-rāga), ngã mạn (māna), lo âu hay trạo cử (uddhacca), và vô minh (avijjā). Tâm của người ấy vĩnh viễn thanh tịnh, được kiểm soát và không thể bị tổn thương khi đối mặt với các đối tượng làm sanh khởi tham, sân. Chính lúc này sự quân bình (tādi-bhāva) trở nên viên mãn và vị A-la-hán tựa như một tảng đá không bị lung lay trước những ngọn gió thế thục (gió đời). Vị đã đạt tới cuối cùng trong Pháp của Đức Phật, vị ấy sẽ sống trong niềm an lạc trọn vẹn của santi sukha hay Niết-bàn (nibbāna).