WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Lợi Ích Của Sự Quân Bình

SỰ CHUYÊN CẦN
APPAMĀDA

Ovādācariya Sayādawgyi U Paṇḍitābhivaṁsa

Dịch Việt
Dhanapālaka

“Giống như mưa thấm vào một ngôi nhà có mái vụng lợp, tham dục (rāga) cũng thấm vào tâm nếu tâm không được trao dồi trong Định (samatha) và phát triển Minh Sát (vipassanā). Dhammapada 13.

Tâm có bản chất là yếu đuối và ti tiện, nó không xử lý được những điều thô bạo, thô thiển. Vì vậy tâm mới phản ứng nhanh chóng với tham – sân (rāga – dosa) bởi tâm không thể chịu đựng hay vượt qua chúng.

Thức hay tâm này chưa được phát triển, không trau dồi sự an tịnh và tuệ giác nên được gọi là abhāvita citta. Nhưng thực hành đúng thiền chánh niệm (satipaṭṭhāna bhāvanā) sẽ giúp phát triển sức mạnh, nghị lực, sự trưởng thành và đảm bảo rằng chúng ta hoàn toàn có thể chịu đựng được mọi vấn đề trên thế gian cũng như một ngôi nhà có mái che:

“Giống như mưa không thể thấm vào một ngôi nhà khéo lợp, tham dục (rāga) cũng không thể thấm vào tấm nếu tấm được tu tập trong định (samatha) và phát triển tuệ giác (vipassanā).” Dhammapada 14.

Sự thanh tịnh và kiên định của Tâm, cũng giống như sự phát triển của trí tuệ, thông qua tuệ giác và sự tĩnh lặng tạo thành tâm tu tập (bhāvita citta). Với việc luyện tập thiền định (samatha), chúng ta có thể chống lại sự tấn công của tham – sân (rāga – dosa). Sự hiểu biết như vậy phát triển sực mạnh phản kháng của chúng ta, chúng ta không bị lay chuyển, không bị lung lay và không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm trái ngược. Niềm tin và trí tuệ đã được thực chứng theo kinh nghiệm cá nhân và tâm trí của chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành cho đến khi đạt tới trạng thái quân bình hay cân bằng (tādi-bhāva). Lúc này, chúng ta có thể có một góc nhìn trung lập giữa những điều đáng hài lòng và những điều không đáng hài lòng, đó gọi là sự quân bình. Tính chất tādi-bhāva này hiển lộ rõ ràng trong giai đoạn Tuệ Xả Hành (sakhhārupekkha-ñana), ở thời điểm này chúng ta không bị lay chuyển bởi bất kỳ đối tượng nào sanh khởi nơi sáu cửa giác quan (sáu căn). Tâm như vậy giống như tâm của một vị A-la-hán (Arahant), một cái tâm không bị lay chuyển trước bất kỳ tình huống nào dẫn đến hạnh phúc độc nhất (sukhavisesa). Tại lúc này, chúng ta có thể tự hỏi: “Chúng ta còn cần gì nữa?”