Nội dung
Lời Dạy Của Đức-Phật
WikiDhamma là thư viện điện tử đăng tải, lưu trữ kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy được gọi là Tam Tạng Pāḷi (Tipiṭaka). Các giáo lý này đã được Đức Phật và các Đệ Tử của Ngài thuyết giảng hơn 2.500 năm trước tại xứ Ấn Độ.
Chủ Đề
Kinh điển có chủ đề gì?
Mục tiêu tối hậu của Đức Phật là giúp chúng sanh vượt qua bể khổ trầm luân. Các bài thuyết giảng của Ngài có nhiều chủ đề khác nhau, như: Đạo đức hay giới, thiền, sự buông bỏ, đời sống tại gia, cách sống trong sự hòa hợp, phát triển lòng từ ái, thành tựu trí tuệ hiểu rõ về cái khổ, v.v… Tùy vào tầng lớp, tùy vào trí tuệ sắc bén của mỗi người mà Đức Phật có nhiều cách thuyết giảng khác nhau, theo mỗi chủ đề khác nhau. Nhưng tất cả những lời ngài dạy đều hướng về mục đích giải thoát khỏi khổ đau. Bối cảnh thời Đức Phật cũng rất đa dạng, có đủ mọi tầng lớp và vị trí, như: các Du Sĩ, tội phạm, Đức Vua, người bệnh tật, Kỹ Nữ, người Nghèo Khổ, người Vợ, người đầy Hoài Nghi, quan Đại Thần, Tướng Quân, v.v… Ngoài sự thuyết pháp, Đức Phật còn thiện xảo trong việc đối xử với những người như vậy, lúc nào Ngài cũng đối xử với họ vời lòng từ bi như đối với con trai của Ngài là Rāhula.
Nội Dung
Kinh điển Phật Giáo nguyên thủy được phân thành ba tạng, còn được gọi là tipiṭaka:
Tạng Kinh: tiếng Pāḷi (Nam Phạn) gọi là Sutta. Đây là những bài kinh do chính Đức Phật đã thuyết giảng hay những vị Đệ Tử của Ngài được sắp xếp theo từng Chủ Đề.
Tạng Luật: tiếng Pāḷi (Nam Phạn) gọi là Vinaya. Tạng này bao gồm các điều Giới dành cho cả Tăng và Ni được gọi là Biệt biệt giải thoát giới, tiếng nam phạn là Pātimokkha. Các giới này là nền tảng của Thiền và giác ngộ Đạo Quả. Tạng Luật cũng chính là mạng sống của Phật Giáo. Hơn thế, trong Tạng Luật còn chứa đựng những chi tiết hoàn cảnh mà Đức Phật ban hành Giới Luật nữa.
Vi Diệu Pháp, Vô Tỷ Pháp hay Thắng Pháp: tiếng Pāḷi (Nam Phạn) gọi là abhidharma. Nội dung Thắng Pháp là những Pháp cao siêu, tế nhị được ví như lõi của Giáo Pháp.
Cấu Trúc Của Tipiṭaka
Chúng tôi đã đề cập đến khái niệm tổng quát của Tipiṭaka. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào các cấp độ con của cấu trúc. Để đơn giản, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào kinh điển Pali.
Bộ (Nikāya)
Kinh điển Pāḷi được phân thành năm bộ hay năm phần chính. Các bài kinh này không được sắp theo nội dung mà sắp theo hình thức. Trường Bộ và Trung Bộ được sắp xếp theo độ dài của bài Kinh. Tương Ưng Bộ được sắp xếp theo chủ đề. Tăng Chi Bộ được sắp xếp theo các bộ số. Tiểu Bộ là tập hơn các bài kinh phổ kệ.
Phần
Kinh điển Pāḷi có những thuật ngữ khá phức tạp, chúng ta có thể gọi là “phần” hay “chương”. Những phần này đôi khi rất quan trọng để nắm lấy ý của bài kinh. Thí dụ, tương ưng (saṁyutta) được sử dụng cho các bài kinh có cùng chủ đề, còn nipāta trong Tăng Chi Bộ dùng để chỉ cho các bài kinh có cùng chi tiết. Trong Luật Tạng, khandhaka cũng là một cấu trúc thiết yếu. Tuy nhiên, ở chỗ khác, chúng ta sẽ thấy có những cấu trúc ít quan trọng hơn, như pannāsa hay nhóm năm mươi bài kinh. Ban đầu, những mục này có thể giúp sắp xếp các bài kinh, nhưng sau này, chúng được giữ lại vì mục đích lịch sử.
Phẩm
Cấp độ tổ chức nhỏ nhất là Vagga, gọi là “phẩm” hay “chương”. Các bài Kinh có cùng một chủ đề, một ý nghĩa thường được xếp vào Vagga. Thí dụ, “Phẩm Vua” của Trung Bộ có mười cuộc đàm luận liên quan đến các Vị Vua. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vagga chỉ đơn thuần là một quy ước về cấu trúc và được đặt tên theo bài kinh đầu tiên của phẩm đó.
Về Phần Thiền Định & Thiền Tuệ
Đây là một phần khá đặc biệt, hiện tại chúng tôi chỉ có sự tìm hiểu phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ của Ngài Mahasī. Tuy nhiên, đối với phương pháp của các khác, như Ngài Pa-Auk, Ngài Goenka, … chúng tôi cũng rất hoan nghênh, xin vui lòng liên hệ email dhanapalakam@gmail để đăng ký Tài Khoản Đăng Nhập.