Vô minh -> Triền cái -> Ba ác hành (thân, khẩu, ý) -> Không chế ngự các căn -> Không chánh niệm, tỉnh giác -> Không như lý tác ý (suy tư chơn chánh) -> Không có lòng tin -> Không nghe diệu Pháp -> Không thân cận với bậc chân nhân (thiện trí).
Như vậy, trong tận cùng, Vô minh sống bằng cách ăn các chúng sanh sống rời xa các bậc thiện trí.
*Ghi chú: dấu ‘->’ có nghĩa là thức ăn. Vd: Thức ăn của vô minh là năm triền cái. Thức ăn năm triền cái là ba ác hành v.v… (cứ như vậy đếm tới).
5 Câu hỏi khi thọ sanh vào Địa Ngục, tội nhân được Vua Yama (Diêm Vương) tra hỏi. Nếu không trả lời được thì bị hành hình ngay lập tức.
1. ‘Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người có đứa con nít nhỏ, yếu ớt, nằm ngửa, nằm rơi vào giữa phân và nước tiểu của nó hay không?’
2. ‘Này Người kia, Ngươi có thấy người đàn bà hay người đàn ông tám mươi tuổi, hay chín mươi tuổi, hay một trăm tuổi, già yếu, cong như nóc nhà, lưng còm, chống gậy, vừa đi vừa run, bệnh hoạn, tuổi trẻ đã qua mất, răng rụng, tóc sói, da nhăn, run rẩy, với tay chân bạc màu?’
3. ‘Này Người kia, Người có thấy người đàn bà hay người đàn ông bị bệnh hoạn, khổ não, bị bệnh trầm trọng nằm rơi vào trong nước tiểu và phân của mình, cần người khác nâng dậy, cần người khác dìu nằm xuống?’
4. ‘Này người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, các vua chúa sau khi bắt được tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy … họ lấy gươm chặt đầu?’
5. ‘Này Người kia, Ngươi có thấy giữa loài Người, người đàn bà hay người đàn ông chết đã được một ngày, hai ngày hay ba ngày, sưng phồng lên, xanh xám lại, rữa nát ra?’
Đến câu hỏi thứ 5, tội nhân vẫn không trả lời được. Vua Yama im lặng, rồi người coi giữ Địa Ngục dẫn người ấy đi hành hình.
1. Không tác ý hay tưởng nhiều đến trạng thái buồn ngủ, uể oải.
2. Hãy suy tư các pháp chơn chánh đã được nghe.
3. Hãy đọc tụng một bài pháp (bài kinh) đã được nghe, được thuộc lòng.
4. Hãy kéo hai lỗ tai và lấy tay xoa bóp tay chân.
5. Đứng dậy, lấy nước rửa mặt, nhìn về phía chân trời và các vì sao lấp lánh.
6. Quán tưởng an trú tâm vào ban ngày (dầu ban đêm hay ban ngày cũng quán là ban ngày).
7. Trú tâm đi kinh hành, nhận thức được những gì ở trước mặt và sau lưng, các căn hướng nội (thu thúc, kiểm soát các giác quan) và ý không hướng ngoại (không suy nghĩ lung tung bên ngoài).
8. Nằm dáng con sư tử, về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với tưởng thức dậy.
Đức Phật tán thán và không tán thán sự liên hệ
Không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ với các gia chủ. Vì người không phòng hộ, tâm dễ rời xa thiền định.
Tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ với các trú xứ ít tiếng ồn, độc cư nơi thanh vắng, thích hợp cho đời sống thiền tịnh.
Trích AN 7.61 Ngủ Gục
Bị người ác vu oan, chửi rủa, đánh đập, v.v… là điều không ai mong muốn nhưng cũng không thế nào tránh khỏi. Nếu không thể tránh khỏi thì nên suy tư thế nào để không cho sân tâm sanh khởi, mà còn tạo được đại thiện nghiệp nhẫn nại Ba-la-mật?
Người có trí tuệ sáng suốt bình tĩnh suy xét rằng:
Hành giả cần phải có đầy đủ 10 pháp hạnh ba-la-mật để hỗ trợ cho pháp hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả và Niết bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Pháp hạnh nhẫn nại ba-la-mật là 1 trong 10 pháp hạnh ba-la-mật, nếu hành giả chưa thực hành pháp hạnh nhẫn nại ba-la-mật, thì hành giả vẫn chưa giải thoát khổ được.
Nay, có người ác liều mạng đến làm khổ hành giả, đó là cơ hội tốt rất hiếm có giúp hành giả thực hành pháp hạnh nhẫn nại ba-la-mật.
*”Phiền não hoá bồ đề là vậy”.
Bố thí có sáu tính chất như sau:
Pariccāgalakkhaṇa: Phước thiện bố thí có trạng thái đem tiền của, sự hiểu biết của mình ban cho người khác, chúng sinh khác.
Lobhaviddhaṃsanarasa: Phước thiện bố thí có phận sự diệt tham tâm keo kiệt, bủn xỉn trong tiền của, trong sự hiểu biết của mình.
Bhavibhavasampattipaccuppaṭṭhāna: Phước thiện bố thí có quả báu đầy đủ trong kiếp sống hiện tại và hỗ trợ cho pháp giải thoát khổ là kết quả hiện hữu.
Saddheyyapadaṭṭhānaṃ: Đức tin trong sạch nơi bậc thọ thí đáng tin là nguyên nhân gần của phước thiện bố thí.
Paṭikkhepadhamma: Pháp nghịch với phước thiện bố thí đó là tham tâm (lobhacitta).
Anuññātadhamma: Pháp hỗ trợ giúp cơ hội tạo phước thiện bố thí đó là tâm vô tham (alobhacitta).
5 Chi phần bố thí giữa Bậc Thiện Trí và Người Thiểu Trí
Bậc Thiện Trí
1. Saddhadāna: Phước thiện bố thí với đức tin trong sạch.
2. Sakkaccadāna: Phước thiện bố thí với đại thiện tâm cung kính.
3. Kāladāna: Phước thiện bố thí hợp thời, đúng lúc.
4. Anuggahitadāna: Phước thiện bố thí với tâm từ, tâm bi tế độ người thọ thí.
5. Anupahaccadāna: Phước thiện bố thí không tự làm khổ mình, không làm khổ đến những người khác.
Người Thiểu Trí
1. Bố thí không có đức tin trong sạch.
2. Bố thí không có tâm cung kính.
3. Bố thí không hợp thời, không đúng lúc.
4. Bố thí không có tâm tế độ người thọ thí.
5. Bố thí tự làm khổ mình, làm khổ đến những người khác.
Tham khảo: https://wikidhamma.com/stp/tkhp/danakusala/5-chi-phan-bo-thi-cua-bac-thien-tri-va-nguoi-thieu-tri/
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử hộ trì chúng Tỷ-kheo, hộ trì chúng Tỷ-kheo với y, hộ trì chúng Tỷ-kheo với đồ ăn khất thực, hộ trì chúng Tỷ-kheo với sàng tọa, hộ trì chúng Tỷ-kheo với dược phẩm trị bệnh.
Thành tựu với bốn pháp này, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử bước vào con đường thích đáng của người gia chủ, con đường đem lại tiếng tốt, con đường đưa đến cõi Trời.
“Này các Tỷ-kheo, đây được xem là khóc than trong giới luật bậc Thánh, tức là ca vịnh.
Này các Tỷ-kheo, đây được xem là điên loạn trong giới luật bậc Thánh, tức là múa nhảy.
Này các Tỷ-kheo, đây được xem là trẻ con trong giới luật bậc Thánh, tức là cười quá đáng để lộ cả răng.
Trích AN 3.107
Tịnh tướng (hình ảnh đối tượng ưa thích) làm sanh khởi tham dục;
Chướng ngại tướng (hình ảnh đối tượng không thích) làm sanh khởi sân;
Không hân hoan, biếng nhác, chán nản, ăn quá no, tâm uể oải làm sanh khởi hôn trầm, thuỵ miên;
Tâm chưa được chỉ tịnh làm sanh khởi trạo hối (bồn chồn và lo lắng).
Các pháp làm chỗ an trú, nương nhờ cho hoài nghi sanh làm sanh khởi hoài nghi.
Nếu không như lý tác (suy nghĩ thiếu thận trọng, sai lệch) sẽ làm tham dục; sân; hôn trầm, thuỵ miên; trạo hối; hoài nghi chưa sanh thì sanh trưởng. Đã sanh thì thêm phát triển sung mãn.
Này Citta, chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.
”Imā kho, citta, lokasamaññā lokaniruttiyo lokavohārā lokapaññattiyo, yāhi tathāgato voharati aparāmasan”ti.
– DN9 –
Có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, đòi hỏi câu trả lời nhất hướng (một chiều dứt khoát);
có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, đòi hỏi một câu hỏi phản nghịch;
có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, cần phải để một bên;
có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, cần phải trả lời một cách phân tích.
Bố thí:
1. Thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận.
2. Thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho.
3. Không thanh tịnh từ người cho, cũng không thanh tịnh từ người nhận.
4. Thanh tịnh từ người cho, cũng thanh tịnh từ người nhận.
Giải thích:
1. Thế nào là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận?
Người cho có giới, theo thiện pháp, còn người nhận là ác giới, theo ác pháp.
2. Thế nào là bố thí, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho?
Người bố thí ác giới, theo ác pháp, còn người nhận có giới, theo thiện pháp.
3. Thế nào là bố thí, người cho không thanh tịnh, và người nhận cũng không thanh tịnh?
Người cho là ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng là ác giới, theo ác pháp
4. Thế nào là bố thí, người cho thanh tịnh, người nhận cũng thanh tịnh?
Người bố thí có giới, theo thiện pháp, và người nhận cũng có giới, theo thiện pháp.
1. Sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối;
2. Sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng;
3. Sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối;
4. Sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.
Giải thích:
Thế nào là người sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối?
Có người được sanh trong một gia đình hạ tiện, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn, đan rổ, hay gia đình người đan tre, làm bẫy sập, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong một gia đình một người nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó tìm cho được đồ ăn, đồ mặc. Và người ấy lại xấu xí, khó ngó, còm lưng, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, quẹo tay bại chân, hay đi khấp khểnh, hay nửa thân tê liệt, không có được đồ ăn, đồ uống, đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ năm, chỗ ở hay đèn.
⇒ Người ấy sống với thân làm ác, sống với miệng nói ác, sống với ý nghĩ ác → khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Thế nào là người sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng?
Có người được sanh trong một gia đình hạ tiện, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn, đan rổ, hay gia đình người đan tre, làm bẫy sập, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong một gia đình một người nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó tìm cho được đồ ăn, đồ mặc. Và người ấy lại xấu xí, khó ngó, còm lưng, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, quẹo tay bại chân, hay đi khấp khểnh, hay nửa thân tê liệt, không có được đồ ăn, đồ uống, đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ năm, chỗ ở hay đèn.
⇒ Người ấy sống với thân làm lành, sống với miệng nói lành, sống với ý nghĩ lành → khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi trời, cõi đời này.
Thế nào là người sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối?
Có hạng người được sanh trong một gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ giàu có, hay trong gia đình Bà-la-môn giàu có, hay trong gia đình gia chủ giàu có, phú hào có tài sản lớn, có của cải lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, nhiều tiền của, ngũ cốc. Người ấy lại đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, xinh xắn. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc.
⇒ Người ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác → khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Thế nào là người sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng?
Có người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ giàu có, hay trong gia đình Bà-la-môn giàu có, hay trong gia đình gia chủ giàu có, phú hào có tài sản lớn, có của cải lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Và người ấy đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, xinh xắn. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc.
⇒ Người ấy, thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành → khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi lành, cõi trời, cõi đời này.
1. Phạm vi hiểu biết của các đức Phật.
2. Thiền giới (cảnh giới) của người ngồi Thiền.
3. Quả dị thục (sự cho quả) của Nghiệp.
4. Suy đoán về thế giới (nguồn gốc của vũ trụ).
Trước hết, việc ăn chay vì sức khoẻ vì lòng bi mẫn đối với các chúng sanh là một điều rất đáng để tán thán, khen ngợi. Nhưng trong Phật Giáo, việc tu Tâm mới là yếu cốt yếu để đưa tới Hạnh Phúc cao thượng.
Có một lần Y Sư Jīvaka (Bác Sĩ cá nhân của Đức Phật) đến hỏi Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn, ngoại đạo nói là do Thế Tôn nên mới có sự giết hại. Thế Tôn biết vậy mà Thế Tôn vẫn sử dụng (ăn) thịt.”
Đức Phật mới dạy rằng:
“Những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật.”
Đức Phật cho phép thọ dụng Thịt với ba điều kiện: không nghe, không nghĩ và không nghi con vật ấy do mình mà bị giết. Thọ dụng thức ăn với Tâm Từ bi, an trú vào lòng từ khắp bốn phương, không chấp trước, dính mắc vào thực phẩm.
Vì vậy, những người Phật Tử hay cư sĩ như chúng ta hãy nên nhớ rằng: Hãy cẩn thận với những thông tin như vậy, vì vô tình hay cố ý chúng ta sẽ rơi vào phỉ bán Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng.
Vì sao phỉ bán Phật?
Vì chính Đức Phật cũng thọ dụng thịt được dâng cúng.
Vì sao phỉ bán Pháp?
Vì những lời dạy về việc thọ dụng thức ăn này, được chính Đức Phật thuyết lên.
Vì sao phỉ bán Tăng?
Vì Tăng là đệ tử phật gồm Phàm Tăng và Thánh Tăng. Các Ngài cũng thọ dụng thức ăn này để duy trì mạng sống, thực hành Giáo Pháp và lưu truyền Giáo Pháp trên Thế Gian.
Vì vậy, chúng ta hãy gác lại việc “tu ăn” hay tập trung “tu tâm” để mang lại hạnh phúc tối thượng.
MN 55 Kinh Jīvaka
Này Ānanda, có tám chúng.
Aṭṭha kho imā, ānanda, parisā.
Thế nào là tám?
Katamā aṭṭha?
Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.
Khattiyaparisā, brāhmaṇaparisā, gahapatiparisā, samaṇaparisā, cātumahārājikaparisā, tāvatiṁsaparisā, māraparisā, brahmaparisā.
Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần.
Abhijānāmi kho panāhaṁ, ānanda, anekasataṁ khattiyaparisaṁ upasaṅkamitā.
Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy.
Tatrapi mayā sannisinnapubbañceva sallapitapubbañca sākacchā ca samāpajjitapubbā. Tattha yādisako tesaṁ vaṇṇo hoti, tādisako mayhaṁ vaṇṇo hoti. Yādisako tesaṁ saro hoti, tādisako mayhaṁ saro hoti.
Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.
Dhammiyā kathāya sandassemi samādapemi samuttejemi sampahaṁsemi.
Khi Ta đang nói, chúng không biết:
Bhāsamānañca maṁ na jānanti:
‘Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?’
‘ko nu kho ayaṁ bhāsati devo vā manusso vā’ti?
Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất.
Dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṁsetvā antaradhāyāmi.
Khi Ta biến mất, chúng không biết:
Antarahitañca maṁ na jānanti:
‘Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?’
‘ko nu kho ayaṁ antarahito devo vā manusso vā’ti?
Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần…
Abhijānāmi kho panāhaṁ, ānanda, anekasataṁ brāhmaṇaparisaṁ …pe…
chúng Cư sĩ…
gahapatiparisaṁ …
chúng Sa-môn…
samaṇaparisaṁ …
chúng Bốn Thiên vương…
cātumahārājikaparisaṁ …
chúng Tam thập tam thiên…
tāvatiṁsaparisaṁ …
chúng Ma…
māraparisaṁ …
chúng Phạm thiên hơn trăm lần.
brahmaparisaṁ upasaṅkamitā.
Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy.
Tatrapi mayā sannisinnapubbañceva sallapitapubbañca sākacchā ca samāpajjitapubbā. Tattha yādisako tesaṁ vaṇṇo hoti, tādisako mayhaṁ vaṇṇo hoti. Yādisako tesaṁ saro hoti, tādisako mayhaṁ saro hoti.
Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.
Dhammiyā kathāya sandassemi samādapemi samuttejemi sampahaṁsemi.
Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?”
Bhāsamānañca maṁ na jānanti: ‘ko nu kho ayaṁ bhāsati devo vā manusso vā’ti?
Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất.
Dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṁsetvā antaradhāyāmi.
Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?”
Antarahitañca maṁ na jānanti: ‘ko nu kho ayaṁ antarahito devo vā manusso vā’ti?
Này Ānanda, như vậy là tám chúng.
Imā kho, ānanda, aṭṭha parisā.
– DN16 –
Trong khi biên soạn Kinh điển chúng tôi không thấy nhắc tới cõi Tây Phương Cực Lạc. Tuy nhiên, cảnh giới trong thời Đại Vua Chuyển Luân Vương Đại Thiện Kiến (DN17) lại mô tả rất giống với cõi Tây Phương Tịnh Độ. Có lẽ ý tưởng cõi Tây Phương lấy cảm hứng từ bài Kinh này vậy.
“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn.
“Yasmiṁ kho, subhadda, dhammavinaye ariyo aṭṭhaṅgiko maggo na upalabbhati, samaṇopi tattha na upalabbhati. Dutiyopi tattha samaṇo na upalabbhati. Tatiyopi tattha samaṇo na upalabbhati. Catutthopi tattha samaṇo na upalabbhati.
Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn.
Yasmiñca kho, subhadda, dhammavinaye ariyo aṭṭhaṅgiko maggo upalabbhati, samaṇopi tattha upalabbhati, dutiyopi tattha samaṇo upalabbhati, tatiyopi tattha samaṇo upalabbhati, catutthopi tattha samaṇo upalabbhati.
Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn.
Imasmiṁ kho, subhadda, dhammavinaye ariyo aṭṭhaṅgiko maggo upalabbhati, idheva, subhadda, samaṇo, idha dutiyo samaṇo, idha tatiyo samaṇo, idha catuttho samaṇo, suññā parappavādā samaṇebhi aññehi.
Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.
Ime ca, subhadda, bhikkhū sammā vihareyyuṁ, asuñño loko arahantehi assāti.
4 Pháp của Bậc Chân Nhân
* Thận trọng khi khen ngợi người khác: khen người đáng được khen và dè dặt với lời nói không tán thán kẻ khác
1. Dù cho được hỏi, cũng không nói lên lời tán thán (khen ngợi) người khác. Nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán người khác, không đầy đủ, không toàn bộ.
2. Dù cho không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác. Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ.
* Không tự khen mình chê người. Nếu phải trả lời cũng phải dè dặt với lời tự khen mình
3. Nếu không được hỏi, không tự tán thán (tự khen) mình. Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ.
4. Dầu có được hỏi cũng không tự tán thán mình. Nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ.
Lúc bấy giờ, Subhadda được xuất gia khi đã lớn tuổi đang ngồi trong hội chúng này. Subhadda được xuất gia khi đã lớn tuổi nói với những Tỷ-kheo ấy:
Tena kho pana samayena subhaddo nāma vuddhapabbajito tassaṁ parisāyaṁ nisinno hoti. Atha kho subhaddo vuddhapabbajito te bhikkhū etadavoca:
“Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Chúng ta đã được thoát khỏi hoàn toàn vị Ðại Sa-môn ấy, chúng ta đã bị phiền nhiễu quấy rầy với những lời: “Làm như thế này không hợp với các Ngươi. Làm như thế này hợp với các Ngươi”.
“alaṁ, āvuso, mā socittha, mā paridevittha, sumuttā mayaṁ tena mahāsamaṇena. Upaddutā ca homa: ‘idaṁ vo kappati, idaṁ vo na kappatī’ti.
Nay những gì chúng ta muốn, chúng ta làm, những gì chúng ta không muốn, chúng ta không làm.”
Idāni pana mayaṁ yaṁ icchissāma, taṁ karissāma, yaṁ na icchissāma, na taṁ karissāmā”ti.
– DN16 –
Nếu nói rằng: “Khổ này do tự nơi ta!”
Nếu nói tằng: “Khổ này do người khác gây ra cho ta!”
Nếu nói rằng: “Khổ này tự nhiên có!”
Vậy, ai nói tin Nghiệp mà cho rằng những nguyên trên là nhân gây ra khổ. Người ấy nói lời không chân thật, xuyên tạc và khi bị chất vấn thì dễ bị chỉ trích.
Phải nói rằng: “khổ này do duyên xúc“. Nói như vậy sẽ không thể bị một ai chỉ trích.
4 Điều kiện để chứng đắc đạo quả Nhập Lưu:
1. Thân cận bậc Chân nhân,
2. Nghe diệu pháp,
3. Như lý tác ý,
4. Thực hành pháp và tùy pháp (thực hành đúng theo chánh Pháp) [Tu Tập Tứ Niệm Xứ]
Trích Aṅgasutta
Hạng phàm nhân và các vị thánh hữu học vẫn dùng đề mục quán chiếu năm uẩn để giác ngộ viên mãn.
Trích SN 22.122
“Có bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?
1. Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp;
2. Tài sản đã được đúng pháp, mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy.
3. Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, mong rằng ta sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài.
4. Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, sau khi được sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài, mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này.
Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn?
Ðầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.
* Lòng tin
Tin vào sự giác ngộ của Như Lai: ‘Vị này là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’
* Giới hạnh
Giữ gìn ngũ giới: từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu.
* Bố thí
Có tâm bố thí: tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí.
* Trí tuệ (Thiền Tứ Niệm Xứ)
Sống với tâm bị dục tham chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm
Sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm.
Sống với tâm bị nghi chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm;
=> Do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc.
Sau khi biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, uế nhiễm của tâm;
Sau khi biết được sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, uế nhiễm của tâm;
Sau khi biết được hôn trầm thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm thụy miên, uế nhiễm của tâm;
Sau khi biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, uế nhiễm của tâm;
Sau khi biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm;
=> Có đại trí tuệ, có trí tuệ rộng lớn, bước vào giới vức minh kiến, đầy đủ trí tuệ.
* Tài sản thâu hoạch đúng Pháp
Có tài sản rồi thì giúp ích đến: cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công, bạn bè thân hữu.
Tài sản thâu hoạch đúng pháp chống lại những tai họa từ lửa đến, từ nước đến, từ vua đến, từ ăn trộm đến, từ các thừa tự thù nghịch đến.
* Hiến cúng (dâng cúng)
Dâng cúng cho bà con, cho khách, vong linh quá khứ (cúng dường rồi hồi hướng), cho Vua, cho Chư Thiên (cúng dường rồi hồi hướng).
Đối với những vị Sa-môn, Bà-la-môn sống từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, an trú trên nhẫn nhục, nhu hòa, an tịnh tự mình, nhiếp phục tự mình, làm lắng dịu tự mình; đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy, vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, thuộc về cõi Trời, đem đến quả lạc dị thục, đưa đến Thiên giới.
“Vậy thì, này các Tỳ khưu, ta sẽ ban hành một điều học vì mười lý do sau đây: vì sự an lạc của Hội Chúng, vì sự lợi ích của Hội Chúng, vì sự câu thúc những vị xấu, vì sự lợi của các tỳ khưu có sự cư xử tốt đẹp, vì sự câu thúc những điều đồi bại liên quan đến cuộc sống hiện tại, vì sự câu thúc những điều đồi bại liên quan đến những kiếp tương lai, để làm phát khởi niềm tin cho những người không có niềm tin, để tăng trưởng niềm tin cho những người có niềm tin, vì sự trường tồn của Giáo Pháp chân chính, và để hỗ trợ cho tu tập …”
– Bu Np 15 –
*Đối với kẻ Ngu
1. Không có suy xét, không có cứu xét, tán thán người không đáng tán thán;
2. Không có suy xét, không có cứu xét, không tán thán người đáng tán thán;
3. Không có suy xét, không có cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ không đáng tín nhiệm;
4. Không có suy xét, không có cứu xét, bất tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm.
*Đối với người Trí
1. Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, không tán thán những người không đáng được tán thán;
2. Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tán thán những người đáng được tán thán;
3. Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ đáng tín nhiệm;
4. Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm.
Đức Phật dạy rằng:
“Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời. Bốn thời gian này, này các Tỷ-kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đỉnh núi, trời mưa nặng hột, và nước chảy theo triền thấp, tràn đầy hang núi, khe núi, thung lũng. Khi các hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy, thời ao nhỏ được tràn đầy. Ao nhỏ được tràn đầy, thời ao lớn được tràn đầy. Ao lớn được tràn đầy, thời sông nhỏ được tràn đầy. Sông nhỏ được tràn đầy, thời sông lớn được tràn đầy. Sông lớn được tràn đầy, thời biển lớn đại dương được tràn đầy.”
Dục cần phải đoạn trừ là dục làm chìm đắm trong các đối tượng Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và thức để rồi trôi nổi trong vòng luân hồi vô tận.
Còn “dục làm căn bản”là dục ấy đưa tới điều chi?
Theo tuần tự: Các Pháp lấy “dục làm căn bản”-> tác ý sanh khởi -> Xúc sanh khởi -> Thọ quy tụ -> Định làm thượng thủ -> Niệm làm tăng thượng -> Tuệ làm tối thượng -> Giải thoát làm lõi cây -> Bất tử làm thể nhập -> Niết-bàn làm cứu cánh.
Như vậy, cái dục thứ hai mà Thế Tôn nhắc tới là sự mong mỏi, mong muốn chơn chánh. Ví như, một người nhờ có mong muốn học pháp và hành pháp thì người ấy mới có thể hướng tâm tới học và hành Pháp. Nhờ sự hướng tâm chơn chánh mà theo tuần tự như trên, người ấy đạt tới Niết-bàn cao thượng.
Dục mong mỏi trong luân hồi là “dục cần đoạn trừ“.
Dục mong mỏi thoát khỏi luân hồi là “dục làm căn bản“.
Vị ấy, ở đây về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc trưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã.
So yadeva tattha hoti rūpagataṁ vedanāgataṁ saññāgataṁ saṅkhāragataṁ viññāṇagataṁ te dhamme aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato samanupassati.
⇒ Tánh không không thể ngồi suy tư diễn giải, mà phải thắng tri, tự mình nhận biết được Tam Tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã bằng con đường Bát Chánh, con đường Tứ Niệm Xứ.
“Làm sao, bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn?”
“Ở đây, này Ānanda, Như Lai chiếu ánh sáng cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới, cho đến khi các chúng sanh nhận thức được ánh sáng ấy. Rồi Thế Tôn phát âm và làm cho tiếng mình được nghe. Như vậy, này Ānanda, Như Lai làm cho tiếng mình nghe xa cho đến ba ngàn Ðại thiên thế giới hay xa hơn nữa nếu muốn.”
—AN 3.80—
Đức Ānanda đến hỏi Phật: “Ngài dùng tâm ý để thể hiện thần thông như: một thân biến thành nhiều thân hay bay đến cõi Phạm Thiên như thế nào?”
Đức Phật đáp:
Khi nào định thân trên tâm và định tâm trên thân. Nhập vào và an trú lạc tưởng, khinh an tưởng trong thân. Trong khi ấy, thân được khinh an (nhẹ) hơn, nhu nhuyến (linh hoạt) hơn, kham nhận (dễ sử dụng) hơn, chói sáng hơn. Khi ấy thân Như Lai không mệt nhọc, từ đất bay bổng lên không trung hay một thân hoá thành nhiều thân hay bay đến cõi phạm thiên.
Ví như một hòn sắt được nung nóng cả ngày, thì nó càng nhẹ nhàng, nhu nhuyến, kham nhận, chói sáng hơn.
Ví như bông gòn bay lên hư không nhờ một cơn gió thổi nhẹ mà không bị mệt nhọc.
Trích Kinh SN 51.22
Bạch Thế Tôn tiếng nói của Phạm Thiên Saṅamkumāra có tám đặc điểm sau đây: Lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động.
Imamatthaṁ, bhante, brahmuno sanaṅkumārassa bhāsato aṭṭhaṅgasamannāgato saro hoti vissaṭṭho ca viññeyyo ca mañju ca savanīyo ca bindu ca avisārī ca gambhīro ca ninnādī ca.
Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Saṅamkumāra giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình, tiếng nói không vượt ra khỏi đại chúng.
Yathāparisaṁ kho pana, bhante, brahmā sanaṅkumāro sarena viññāpeti, na cassa bahiddhā parisāya ghoso niccharati.
Bạch Thế Tôn một tiếng nói có tám đặc điểm như vậy được gọi là Phạm âm.
Yassa kho pana, bhante, evaṁ aṭṭhaṅgasamannāgato saro hoti, so vuccati ‘brahmassaro’ti.
– DN19 –
Phàm nhân có 12 tâm bất thiện (8 tâm tham + 2 tâm sân + 2 tâm si). Sở dĩ người nào phát sinh nỗi khổ tâm sầu não khóc than thương tiếc đến người thân của mình đã chết là vì người ấy có tham tâm muốn người thân của mình sống mãi, không được chết, thế mà người thân ấy lại chết, nên phát sinh tâm không hài lòng, đó là sân tâm làm khổ tâm sầu não khóc than thương tiếc đến người thân ấy.
Như vậy, khóc than phát sinh do sân tâm, mà sân tâm là quả của tham tâm, bởi vì tham tâm là nhân có sân tâm là quả.
Sở dĩ người ấy có tham tâm, có sân tâm là vì si tâm mê muội không hiểu biết sự thật chân lý khổ đế đó là sinh là khổ; lão cũng là khổ; bệnh cũng là khổ; tử cũng là khổ; sống mà không được gần gũi nhau cũng là khổ; chết phải xa lìa nhau mãi mãi cũng là khổ; muốn không già, không bệnh, không chết, không thể được như ý cũng là khổ.
Trong Phật Giáo này có hai phận sự: Học Pháp và Hành Pháp. Nếu thực hành cả học và hành thì đó là điều tốt nhất. Nhưng không biết đến Kinh Điển nhiều, liệu có thực hành thiền được tốt đẹp không?
Trong bài Kinh Sālā (SN 47.4), Đức Phật dạy rằng:
“Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, mới tu, xuất gia chẳng bao lâu, mới đến trong Pháp và Luật này; những Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, cần phải được khích lệ, cần phải được hướng dẫn, cần phải được an trú, tu tập bốn niệm xứ”.
“Ye te, bhikkhave, bhikkhū navā acirapabbajitā adhunāgatā imaṁ dhammavinayaṁ, te vo, bhikkhave, bhikkhū catunnaṁ satipaṭṭhānānaṁ bhāvanāya samādapetabbā nivesetabbā patiṭṭhāpetabbā”.
Điều này cho thấy, những vị mới xuất gia chưa bao lâu mà Đức Phật đã khuyến khích cần phải được hướng dẫn (bởi những vị thầy có kinh nghiệm trong thiền tập và pháp học) về thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Một thiền sinh có thể không biết nhiều về kinh điển nhưng vị Thầy hướng dẫn thì phải biết rành rẽ cả hai (học và hành) để hướng dẫn họ.
“Bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo đồng loạt nhiếc mắng và nhạo báng con”.
Đức Thế Tôn, trả lời:
“… không kham nhẫn người khác nói. Như vậy là không xứng đáng cho ông … Như vậy là xứng đáng … tức là kham nhẫn người khác nói”.
Bậc Đạo Sư lại sách tấn thêm:
“Sao Ông lại phẫn nộ?
Chớ có nên phẫn nộ,
Không phẫn nộ, Tissa,
Thật tốt đẹp cho Ông.
Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Kiêu mạn và xan tham,
Hỡi Tissa, hãy sống,
Sống đời sống Phạm hạnh”.
“Tại chỗ nào người trí,
lấy làm chỗ trú xứ.
“Yasmiṁ padese kappeti,
vāsaṁ paṇḍitajātiyo;
Tiếp độ người có giới,
Hộ trì người phạm hạnh.
Sīlavantettha bhojetvā,
saññate brahmacārayo.
Chia sẽ phần phước thiện,
Đến Chư Thiên nơi ấy,
Yā tattha devatā āsuṁ,
tāsaṁ dakkhiṇamādise;
Được tôn kính,
họ tôn kính lại,
Tā pūjitā pūjayanti,
Được trọng vọng,
họ trọng vọng lại.
mānitā mānayanti naṁ.
Họ yêu thương người ấy,
Như mẹ thương mến con.
Tato naṁ anukampanti,
mātā puttaṁva orasaṁ;
Chư thiên hộ trì ai?
Họ thấy luôn may mắn.”
Devatānukampito poso,
sadā bhadrāni passatī”ti.
– DN16 –
Đức Phật dạy rằng:
“Thí dụ có một đống bụi giữa ngã tư đường, nếu từ bốn phương có những cỗ xe đi trên đường và chúng sẽ làm cho đống bụi ấy giảm bớt đi. Cũng vậy, khi tu thiền tứ niệm xứ thì các ác, bất thiện pháp sẽ bị giảm bớt”.
Trích Kimbilasutta
Lúc Phật ở Nāḷandā, các Bà-la-môn tổ chức lễ cầu siêu cho người chết và nói rằng Đức Phật làm gì để cho người chết tái sanh nhàn cảnh?
Đức Phật nói với người thôn trưởng rằng:
Một người sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói độc ác, phù phiếm, tham lam, sân hận, tà kiến. Sau khi chết, mọi người tới cầu nguyện để người này tái sanh vào nhàn cảnh.
Việc làm này như ném một tảng đá xuống hồ nước sâu rồi mọi người tới cầu xin cho tảng đá nổi lên vậy.
Một người không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh trong các dục, không nói độc ác, không phù phiếm, không tham lam, không sân hận, có chánh kiến. Sau khi chết, mọi người tới trù yếm để người này tái sanh vào khổ cảnh, đoạ xứ.
Việc làm này như nhận chìm một ghè đầy bơ sữa, dầu xuống hồ nước sâu, rồi đập bể chúng ra cho bơ sữa cùng dầu nổi lên. Mọi người tới trú yếm, nguyền rủa cho bơ sữa và dầu hãy chìm xuống nước vậy.
**Lời bình: Đối với người tạo nhiều ác nghiệp và tà kiến, dẫu cầu siêu cũng vô ích. Đối với người tạo nhiều thiện nghiệp và có chánh kiến, dầu trù yếm, nguyền rủa cũng vô phương.
Sống đời phạm hạnh để đoạn dục. Tại sao lại tu tập như ý túc câu hữu với dục? Lấy dục trừ dục chẳng phải là điều không thể sao?
Một Bà-la-môn tới hỏi Đức Ānanda, tại sao phải sống phạm hạnh (đời sống cao thượng) dưới Sa-môn Gotama?
Đức Ānanda đáp: “Với mục đích đoạn tận dục…”
Bà-la-môn hỏi tiếp: “Con đường nào đưa tới đoạn dục?”
Đức Ānanda đáp: “tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành … tinh tấn định … tâm định … tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành”.
Bà-la-môn đáp: “Đạo lộ này là vô tận không phải là hữu hạn. Lấy dục mà trừ dục, sự kiện như vậy không xảy ra”.
Đức Ānanda hỏi lại:
“Nếu ông muốn đi đến một khu vườn, có phải ông có ý muốn (lòng dục) xuất hiện không?”
Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy”.
Đức Ānanda hỏi tiếp:
“Có phải tinh tấn (nỗ lực) xuất hiện nơi ông, mới thúc đẩy ông đi tới khu vườn không?”
Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy”.
Đức Ānanda hỏi tiếp:
“Có phải có tâm xuất hiện nơi ông, mới thúc đẩy ông đi tới khu vườn không?”
Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy”.
Đức Ānanda hỏi tiếp:
Sau khi Ông đến khu vườn, tâm ấy được tịnh chỉ (hoàn toàn chìm xuống)?”
Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy”.
Đức Ānanda hỏi tiếp:
“Có phải có tư duy xuất hiện nơi ông, mới thúc đẩy ông đi tới khu vườn không? Và sau khi đến khu vườn thì tư duy ấy cũng tịnh chỉ (hoàn toàn chìm xuống) đúng không?”
Bà-la-môn đáp: “Đúng vậy”.
Đức Ānanda đáp:
“Lòng dục (ước muốn) sẽ tạo duyên chứng được A-la-hán. Sau khi thành tựu Đạo, Quả A-la-hán rồi, lòng dục ấy cũng biến mất”.
Trích SN 51.15
1. Do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, đi đến thất bại?
– Có hạng người đi đến vị Sa-môn hay Bà-la-môn1Những vị tu hành chơn chánh, có giới đức theo Chánh Pháp. và hứa hẹn như sau: “Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ”, nhưng người ấy không cho như đã được hứa.
2. Do nhân gì có hạng người, do buôn bán như vậy, không thành tựu được như ý muốn?
– Có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như: “Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ”, nhưng người ấy không cho như đã quyết định muốn cho.
3. Do nhân gì có hạng người do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn?
– Có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau: “Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ”. Và người ấy cho như đã quyết định muốn cho.
4. Do nhân gì ở đây có hạng người do buôn bán như vậy, lại được thành tựu ngoài ý muốn?
– Có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau: “Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ”, và người ấy cho hơn như đã quyết định muốn cho.
Ghi chú
- 1Những vị tu hành chơn chánh, có giới đức theo Chánh Pháp.
15 Pháp căn bản hay nền tảng cần có để thực hành đề mục niệm rải tâm từ
1. Sakko: có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tính chân thật, có sức khỏe tốt, có sự tinh tấn không ngừng, trí tuệ có khả năng hiểu biết rõ về pháp học và pháp hành.
2. Uju: Là người ngay thẳng, chân thật, hành thiện pháp, không hề gian dối bằng thân, bằng khẩu.
3. Sahuju: Là người có tính tình trung thực, hành thiện pháp bằng ý nghĩ.
4. Suvaco: Là người dễ dạy, khuyên dạy thế nào thì thực hành như thế ấy, không phải là người cứng đầu khó dạy.
5. Mudu: Là người nhu mì, tính hiền lành, thân hành động nhẹ nhàng mềm mỏng; khẩu nói lời êm dịu, dễ nghe; ý nghĩ những điều thiện, thương yêu, kính mến mọi người.
6. Anatimāni: Không ngã mạn, không tự cho mình hơn người hoặc bằng người hoặc thua người; đối với người lớn hơn mình thì cung kính lễ phép; đối với người bằng mình thì sống hòa nhã; đối với người nhỏ hơn mình thì tận tình giúp đỡ.
7. Santussako: Là người biết tri túc trong của cải của mình. Tri túc trong của cải có 3 ý nghĩa:
– Hài lòng trong của cải mình đã có sẵn.
– Hài lòng trong của cải của mình đang có được.
– Hài lòng trong của cải dù tốt dù xấu (tâm không coi trọng đồ tốt, không coi khinh đồ xấu).
8. Subharo: Là người dễ nuôi, người khác nuôi dưỡng như thế nào cũng hoan hỷ như thế ấy, không hề lựa chọn, phân biệt tốt xấu, ngon dở, nhiều ít, có không, v.v…
9. Appakicco: Là người ít công ít việc. Ðối với hành giả thực hành pháp hành thiền định, thực hành pháp hành thiền tuệ, ít công việc chừng nào tốt chừng ấy; vì ít công việc thì mới có nhiều thì giờ hành đạo.
10. Sallahukavutti: Là người có đời sống nhẹ nhàng; đi lại nhẹ nhàng, giống như con chim có đôi cánh để bay, có cái mỏ để kiếm ăn vừa đủ nuôi mạng trong ngày. Hành giả có đời sống nhẹ nhàng, đối với bậc xuất gia chỉ cần có 8 thứ vật dụng cần thiết hằng ngày, nhất là tam y mặc che thân, có cái bát để đi khất thực nuôi mạng trong ngày.
11. Santindriyo: Là người biết thu thúc lục căn thanh tịnh. Khi mắt nhìn thấy sắc đẹp hoặc xấu; khi tai nghe âm thanh hay hoặc dở; khi mũi ngửi mùi thơm hoặc hôi; khi lưỡi nếm vị ngon hoặc dở; khi thân xúc giác cứng hoặc mềm, nóng hoặc lạnh v.v…; khi tâm biết các đối tượng đáng hài lòng hoặc không đáng hài lòng, hành giả biết thu thúc lục căn thanh tịnh không để cho phiền não tham, sân, si phát sinh, chỉ có thiện tâm phát sinh mà thôi.
12. Nipako: Là người có trí tuệ thông minh sáng suốt, hiểu biết rõ sự lợi ích cao thượng Niết bàn, chỉ mong thực hành pháp hành thiền tuệ để mau chóng chứng ngộ chân lý tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả và Niết bàn giải thoát khổ sinh mà thôi.
13. Appagabbho: Là người có thân, khẩu, ý được trau dồi thuần đức.
14. Kulesu ananugiddho: Là người không quyến luyến trong các gia đình, để tránh tình trạng vui cùng vui với nhau, khổ cùng khổ với nhau.
15. Yena viññū pare upavadeyyuṃ, na ca khuddamācare kiñci: Những bậc thiện trí chê trách điều ác nào, không làm điều ác ấy dù là rất nhỏ.
Này Ānanda, đối với những lời nói nào, khắc khổ, khai tâm đưa đến nhất hướng viễn ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn như là thiểu dục luận, tri túc luận, độc cư luận, bất chúng hội luận, tinh cần luận, giới luận, định luận, tuệ luận, giải thoát luận, giải thoát tri kiến luận.
Này Ānanda, do nhân duyên những loại thuyết luận như vậy, thật xứng đáng cho một Thanh văn đệ tử bám sát vị Ðạo sư dầu cho bị hất hủi.
Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp.
Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp.
Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.
Chúng sanh nào dù đã tạo ác nghiệp hay đại thiện nghiệp, dù nặng hay nhẹ, tất cả các nghiệp ấy đều được lưu trữ, tích luỹ đầy đủ trong tâm chúng sanh ấy, từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng luân hồi, từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại, không hề bị mất mát một mảy may nào cả, đó là tính chất của nghiệp.
*Lời bình: Nên lưu ý rằng, “không hề bị mất mát một mảy may nào cả” không đồng nghĩa là nghiệp cố định, không biến đổi. Sở dĩ khi đã tạo nghiệp rồi thì nghiệp ấy sẽ đợi cơ hội để trổ quả theo năng lực của nghiệp ấy. Trong vòng luân hồi, các chúng sanh luôn tạo thiện nghiệp và ác nghiệp lẫn lộn, nên hễ có điều kiện thì các thiện (hay ác) nghiệp ấy sẽ cho quả cho tới khi tịch diệt Niết-bàn. Còn hiện hữu, tức là còn tạo ác nghiệp và thiện nghiệp. Do đó, năng lực của các nghiệp ấy “không hề bị mất đi”, mà chúng chỉ đang chờ đợi cơ hội để cho quả khi vẫn còn sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài.
“Ði, đứng biết tự chế,
Tự chế khi nằm, ngồi;
Tỷ-kheo biết tự chế,
Khi co tay, duỗi tay,
Trên, dưới, và cùng khắp,
Xa cho đến cùng tột;
Khéo quán sát thân, tâm,
Các uẩn sanh rồi diệt,
Tâm tịnh theo bát chánh,
Chánh niệm luôn trau dồi;
Liên tục ly hệ ngã,
Đủ phẩm chất như vậy,
Danh xưng là Tỷ-kheo”
Như vậy, thành giả hành thiền minh sát theo bài kệ trên bằng cách Quán Thân, Quán Thọ, Quán Tâm, Quán Pháp đều là có thể gọi là Tỳ Khưu.
Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy, được gọi là Như Lai.
Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.
Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Nên được gọi là Như Lai.
Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại. Do vậy được gọi là Như Lai.
Thế nào là chánh tri kiến?
Là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt.
Thế nào là chánh tư duy?
Là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.
Thế nào là chánh ngữ?
Là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Thế nào là chánh nghiệp?
Là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh.
Thế nào là chánh mạng?
Đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
Thế nào là chánh tinh tấn?
1. Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;
2. Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;
3. Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm;
4. Với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.
Thế nào là chánh niệm?
1. Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời;
2. Sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;
3. Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;
4. Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời.
Thế nào là chánh định?
1. Ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
2. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm.
3. Ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
4. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Trích: SN 45.8 Phân Tích
Lời nói mềm mỏng
‘Ðây là thân làm thiện, đây là quả báo thân làm thiện. Ðây là lời nói thiện, đây là quả báo lời nói thiện. Ðây là ý nghĩ thiện, đây là quả báo ý nghĩ thiện, Ðây là chư Thiên. Ðây là loài Người.’
Lời nói cứng rắn
‘Ðây là thân làm ác, đây là quả báo thân làm ác. Ðây là lời nói ác, đây là quả báo lời nói ác. Ðây là ý nghĩ ác, đây là quả báo ý nghĩ ác. Ðây là địa ngục. Ðây là loài bàng sanh. Ðây là loại ngạ quỷ.’
Lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn
‘Ðây là thân làm thiện, đây là quả báo thân làm thiện. Ðây là thân làm ác, đây là quả báo thân làm ác. Ðây là lời nói thiện, đây là quả báo lời nói thiện. Ðây là lời nói ác, đây là quả báo lời nói ác. Ðây là ý nghĩ thiện, đây là quả báo ý nghĩ thiện. Ðây là ý nghĩ ác, đây là quả báo ý nghĩ ác. Ðây là chư Thiên. Ðây là loài Người. Ðây là địa ngục. Ðây là loài bàng sanh. Ðây là ngạ quỷ.’
Nếu dùng hết cách vẫn không khuyên nhủ, nhắc nhở được thì không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới.
Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là ‘Tỷ-kheo thuyết pháp’.”
Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là ‘Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp’.
Tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình. Tức là, thực hành thiền tứ niệm xứ:
“Quán thân trên thân … quán thọ trên các thọ … quán tâm trên tâm … quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”.
Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác. Tức là chỉ lấy lời dạy của Đức Phật (Chánh Pháp) làm ngọn đèn, làm chỗ nương tựa để tha thiết học tập.
Trích SN 47.9
Niết-Bàn là gì?
Tôn giả Sāriputta đáp:
“Này Hiền giả, đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn”.
Con đường đưa tới Niết-Bàn
Con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến chứng đắc Niết-bàn ấy là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
*Thánh đạo tám ngành ở đây, tức là con đường Tu Thiền.
Trích SN 38.1
Pháp nhẫn nại thuộc về vô sân tâm sở, không nhẫn nại thuộc về sân tâm sở.
Quả báu pháp nhẫn nại vô sân có 5:
1. Được phần đông mọi người yêu mến;
2. Có tâm từ tha lỗi nên không gây oan trái;
3. Có tâm từ tạo đại thiện nghiệp đem lại an lạc cho mình, cho người.
4. Tỉnh táo lúc lâm chung.
5. Được tái sanh làm người xinh đẹp hoặc thiên nam, thiên nữ có hào quang sáng ngời, nhiều oai lực được chư thiên quý mến.
(Phần không nhẫn nại ngược lại với nhẫn nại)
Tính chất tâm sân có 4:
1. Tính hung ác;
2. Tính nóng nảy, làm khổ mình, khổ người;
3. Gây tai hoạ đến đối tượng không vừa lòng;
4. Có đối tượng hận thù.
Đối tượng hận thù có 10:
1 – 3: Do nghĩ rằng người đó đã/đang/sẽ gây hoạ cho ta.
4 – 6: Do nghĩ rằng người đó đã/đang/sẽ gây hoạ cho người thân ta.
7 – 9: Do nghĩ rằng người đó đã/đang/sẽ giúp đỡ kẻ thù ta.
10. Do gặp phải rủi ro bị vấp ngã đau, bị lửa nóng, v.v…
Vậy nên, này Ānanda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.
Tasmātihānanda, attadīpā viharatha attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā.
Này Ānanda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Kathañcānanda, bhikkhu attadīpo viharati attasaraṇo anaññasaraṇo, dhammadīpo dhammasaraṇo anaññasaraṇo?
Này Ānanda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời;
Idhānanda, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati atāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṁ.
với các cảm thọ… đối với tâm…
Vedanāsu …pe…citte …pe…
đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời.
dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṁ.
Này Ānanda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Evaṁ kho, ānanda, bhikkhu attadīpo viharati attasaraṇo anaññasaraṇo, dhammadīpo dhammasaraṇo anaññasaraṇo.
Này Ānanda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ānanda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.”
Ye hi keci, ānanda, etarahi vā mama vā accayena attadīpā viharissanti attasaraṇā anaññasaraṇā, dhammadīpā dhammasaraṇā anaññasaraṇā, tamatagge me te, ānanda, bhikkhū bhavissanti ye keci sikkhākāmā”ti.
– DN16 –
Có bốn hạng người:
1. A-tu-la với quyến thuộc A-tu-la.
2. A-tu-la với quyến thuộc chư Thiên.
3. Chư Thiên với quyến thuộc A-tu-la.
4. Chư Thiên với quyến thuộc chư Thiên.
Giải thích:
Thế nào là hạng người A-tu-la với quyến thuộc A-tu-la?
Có hạng người ác giới, theo ác pháp, hội chúng của người ấy cũng ác giới, theo ác pháp.
Thế nào là hạng người A-tu-la với quyến thuộc chư Thiên?
Có hạng người ác giới, theo ác pháp, nhưng hội chúng của người ấy có giới, theo pháp lành.
Thế nào là hạng người Chư Thiên với quyến thuộc A-tu-la?
Có hạng người giữ giới, theo pháp lành, còn hội chúng của người ấy ác giới, theo ác pháp.
Thế nào là hạng người Chư Thiên với quyến thuộc chư Thiên?
Có hạng người có giới, theo pháp lành, và hội chúng của người ấy cũng có giới, theo pháp lành.
Do không thấy sắc (thân này) như là tự ngã (tôi), hay tự ngã (tôi) như là có sắc (thân này), hay thấy sắc (thân này) như là tự ngã (tôi), hay tự ngã (tôi) như là có sắc (thân này).
Sắc pháp (thân) ấy của nó có biến hoại, đổi khác.
Với sự biến hoại và đổi khác trong sắc pháp (thân) ấy của nó, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp (thân) của vị ấy.
Do thức bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp (thân), nên pháp quấy rối khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại.
Vì tâm bị xâm nhập, vị ấy sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát. Và vị ấy bị chấp thủ (dính mắc, bám chấp) quấy rối.
Thọ (cảm giác), tưởng, hành (quá trình suy nghĩ), thức cũng như vậy.
Có một ông Bà-la-môn nọ tới hỏi Đức Phật rằng, tại sao các Chú Thuật mà ông đã học thuộc lòng lúc trước giờ lại không nhớ nữa, chứ đừng nói tới Chú Thuật chưa thuộc lòng?
Đức Phật đáp rằng:
Do tâm bị dục tham xâm chiếm. Cũng giống như một bát nước trộn thuốc nhuộm đủ các loại màu sắc, một người muốn soi thấy mặt mình cũng không thể được.
Do tâm bị sân xâm chiếm. Cũng giống như một bát nước sôi lên sùng sục, một người muốn soi thấy mặt mình cũng không được.
Do tâm bị hôn trầm thuỵ miên (uể oải, biếng nhác) xâm chiếm. Cũng giống như một bát nước bị rong rêu che phủ, một người muốn soi thấy mặt mình cũng không được.
Do tâm bị trạo hối (bồn chồn & lo lắng) xâm chiếm. Cũng giống như một bát nước bị gió thổi làm dao động, một người muốn soi thấy mặt mình cũng không được.
Do tâm bị hoài nghi xâm chiếm. Cũng giống như một bát nước bị khuấy đục và để trong bóng tối, một người muốn soi thấy mặt mình cũng không được.
Vì vậy, tu tập thiền định, thiền tuệ (tu tập bảy giác chi) để tâm không còn uế nhiễm.
Tứ Thiền (Đức Phật chưa xuất hiện ở đời thì cách hành thiền này vẫn có)
1. Chứng đắc sơ thiền → cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên.
2. Chứng đắc nhị thiền → cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên.
3. Chứng đắc tam thiền → cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh Thiên.
4. Chứng đắc tứ thiền → cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả Thiên.
⇒ Hạng chư thiên phàm nhân khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ.
Thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ (Cách hành thiền này chỉ xuất hiện khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác có mặt trên đời)
⇒ Còn đệ tử Như Lai (hạng chư thiên đã vào dòng Thánh), tại đấy, sau khi an trú cho đến hết trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Các Thiền Sư thường chỉ dạy các Thiền sinh hãy kham nhẫn ghi nhận các đối tượng (nóng, đau, suy nghĩ, …) sanh khởi ở thân và tâm để thấy ba đặc tướng của chúng là: hình thành (sanh), tồn tại nhất thời (trụ), rồi biến mất (diệt).
Trong bài Kinh SN 47.35 Niệm, Đức Phật cũng dạy rằng:
Hãy chánh niệm tỉnh giác ghi nhận, biết rõ:
– Các cảm giác xuất hiện, tồn tại rồi diệt mất.
– Các suy nghĩ xuất hiện, tồn tại rồi diệt mất.
– Các tư tưởng xuất hiện, tồn tại rồi diệt mất.
Hãy chánh niệm, tỉnh giác như vậy. Đây là lời giáo giới (chỉ dạy) của Như Lai!
Đức Phật dạy:
Tâm ở trạng thái thụ động, chậm chạp (līnaṁ), thời tu tập:
– Trạch pháp giác chi (dhammavicayasambojjhaṅgassa): phân tích, khảo sát pháp đưa tới sự giác ngộ.
– Tinh tấn giác chi (vīriyasambojjhaṅgassa).
– Hỷ giác chi (pītisambojjhaṅgassa).
Tâm ở trạng thái dao động, kích động (uddhataṁ), thời tu tập:
– Khinh an giác chi (passaddhisambojjhaṅgassa).
– Định giác chi (samādhisambojjhaṅgassa).
– Xả giác chi (upekkhāsambojjhaṅgassa).
Nhưng đối với niệm, ghi nhớ, chánh niệm, ghi nhận (satiñca), dù tâm ở trạng thái thụ động hay kích động cũng đều tu tập được.
Trích SN 46.53
“Tâm từ giả” và “Tâm từ thật”
“Tâm từ giả”, cũng là tình thương yêu, nhưng lại phát sinh từ tâm tham trong đối tượng chúng sinh nào đáng hài lòng, người nào đáng hài lòng, v.v…
Nếu đối tượng chúng sinh, con người ấy làm điều gì không đáp ứng được tâm tham muốn, thì chủ thể, người mong muốn ấy cảm thấy bất mãn, thất vọng; nghĩa là tham mà không được như ý của mình, thì chính tâm tham ấy làm nhân duyên phát sinh tâm sân thù ghét, phá hoại đối tượng chúng sinh, con người ấy. Do đó, tình thương yêu phát sinh từ tâm tham gọi là “tâm từ giả”.
“Tâm từ giả” đồng sinh với tâm tham, có đối tượng là chúng sinh, con người đáng yêu theo tâm tham của mình; nếu đối tượng chúng sinh, con người ấy không còn thỏa mãn theo tâm tham, thì làm nhân duyên phát sinh tâm sân làm hại đối tượng ấy. Ðó là tính chất của “tâm từ giả”.
Tâm từ thật là vô sân tâm sở đồng sinh với thiện tâm, có đối tượng là tất cả chúng sinh, không ngoại trừ một ai, dầu trong số tất cả chúng sinh ấy, biết có chúng sinh là kẻ thù của mình thì thiện tâm vẫn không thay đổi, hành giả vẫn niệm rải tâm từ mong cho tất cả chúng sinh:
– Không oan trái lẫn nhau.
– Không khổ tâm.
– Không khổ thân.
– Giữ gìn thân tâm thường được an lạc.
Ðó là tính chất đặc biệt của tâm từ.
Thiện trí thức có thể là người học hỏi và thông hiểu kinh điển, cũng có thể là người có tâm trí sáng suốt, hiểu điều phải lẽ trái. Nếu thân cận với những người này, sự hiểu biết về lý thuyết của bạn sẽ gia tăng, và bạn sẽ có thể vun bồi cho mình một thái độ tri thức tốt đẹp. Nhưng có một loại thiện trí thức khác có thể đem lại sự hiểu biết và thông thái cho bạn ngoài phạm vi sách vở, đó là người ít nhất đã đạt được tuệ sinh diệt trong thiền minh sát. Ðó là tuệ thấy được sự sinh diệt của mọi hiện tượng giới. Một người chưa đạt được tuệ này không thể dạy thiền cho người khác được, bởi vì khi thân cận với họ, thiền sinh không thể được khích lệ để phát sanh trạch pháp giác chi.
– Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp (Ngay Trong Kiếp Sống Ngày) –
Những gì được tạo thành, tư niệm qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý rồi cảm thọ (thích – ghét hay khổ – lạc). Đây được gọi là nghiệp cũ.
Phàm việc gì làm bằng thân, lời nói, suy nghĩ (ý). Đây được gọi là nghiệp mới.
Cách đoạn diệt các nghiệp
Tu tập bát thánh đạo Tám Ngành (thiền minh sát tứ niệm xứ), tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thọ hưởng các dục và làm các nghiệp ác.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi ngược dòng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, với khổ, với ưu, nước mắt đầy mặt, khóc than, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do diệt tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời ấy nữa.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bên bờ kia, đứng trên đất liền?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do hoại diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Có hai thầy trò làm nghề xiếc. Người Thầy nói với người học trò:
“Con leo lên cây tre, rồi đứng trên vai Thầy. Thầy sẽ bảo vệ cho con và con cũng sẽ bảo vệ cho Thầy. Hai thầy trò ta nhờ bảo vệ cho nhau, chúng ta sẽ thu được một số tiền và trèo xuống được an toàn”.
Người học trò đáp:
“Thầy nên bảo vệ chính bản thân Thầy, còn con tự bảo vệ chính bản thân con. Có như vậy, chúng ta sẽ thu được một số tiền và leo xuống an toàn. Đây mới là suy nghĩ đúng đắn”.
Đức Phật nói: “Ta cũng sẽ nói như người học trò ấy”.
Chính do sự thực hành, tu tập, làm sung mãn tứ niệm xứ của người thực hành Pháp, thì người ấy đang tự hộ trì cho mình.
Vì thực hành tứ niệm xứ đưa tới sự kham nhẫn, sự vô hại, lòng từ, lòng ai mẫn của người thực hành pháp, thì người ấy đang hộ trì cho người khác.
**Như vậy, thực hành tứ niệm xứ (giới, định, tuệ) là pháp hộ trì người thực hành pháp, hộ trì cho người khác, hộ trì cả hai.
Này các thầy tỳ khưu…
Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn cách quán sát).
Bốn cách quán sát đó là gì?
Này các thầy tỳ khưu, ở đây (theo lời dạy này). Tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân).
Tỳ khưu quán sát thọ trong thọ, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thọ).
Tỳ khưu quán sát tâm trong tâm, tinh cần tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong tâm).
Tỳ khưu quán sát pháp trong pháp, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong pháp).
Hôm nay tôi sẽ giải thích tóm lược cho các bạn về Kinh Ðại Niệm Xứ. Các bạn đã thực hành Thiền Minh Sát nhiều năm nên cần phải hiểu rõ Kinh Ðại Niệm Xứ. Ðể các bạn hiểu rõ Kinh Ðại Niệm Xứ nên mỗi buổi sáng trong các khóa thiền minh sát tôi thường cho các bạn đọc lại đoạn tóm lược về Kinh Ðại Niệm Xứ trên. Ðây là một đoạn kinh được trích từ Kinh Ðại Niệm Xứ. Mặc dầu đây chỉ là đoạn tóm lược Kinh Ðại Niệm Xứ, nhưng đoạn kinh này rất quan trọng đối với các thiền sinh hành Thiền Minh Sát. Có hiểu rõ ràng, chính xác Kinh Ðại Niệm Xứ thiền sinh mới có thể hành thiền đúng đắn và có kết quả tốt đẹp. Nếu không hiểu rõ Kinh Ðại Niệm Xứ, thiền sinh sẽ không biết cách hành thiền, do đó sẽ hành thiền sai lạc và không đạt kết quả.
Chúng ta đã biết phương pháp hành Thiền Minh Sát hay Thiền Tứ Niệm Xứ là phương pháp hành thiền do chính Ðức Phật khám phá ra. Ðức Phật đã tự mình thực hành Tứ Niệm Xứ, và sau khi đạt được kết quả tốt đẹp, Ngài đã đem phương pháp này ra dạy dỗ trong suốt bốn mươi lăm năm. Trong suốt bốn mươi lăm năm này Ðức Phật đã giảng giải Kinh Ðại Niệm Xứ nhiều lần. Sau khi Ðức Phật niết bàn, phương pháp hành Thiền Minh Sát đã được chư tăng đọc tụng lại và sau đó đã được ghi lại bằng chữ viết và xếp vào Tạng Kinh. Những người hành Thiền Minh Sát một cách nghiêm túc phải dựa trên căn bản của đoạn kinh này hay dựa trên toàn thể Kinh Ðại Niệm Xứ để thực hành.
Ðọan kinh trên được trích từ Kinh Ðại Niệm Xứ. Tiếng Pāḷi gọi tên bài kinh này là Maha Satipatthana Sutta (Ðại Niệm Xứ), có nghĩa là:”Bài pháp bàn về căn bản của sự chánh niệm” hay”Bài pháp bàn về sự thiết lập chánh niệm”. Trong bài kinh Maha Satipatthana Sutta (Ðại Niệm Xứ) này, Ðức Phật dạy cách thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ hay Thiền Minh Sát. Theo lời dạy trong kinh, có bốn căn bản, hay bốn lãnh vực, hoặc bốn nơi để thiết lập chánh niệm. Chữ sati được định nghĩa và giải thích trong chú giải có nghĩa là: Chánh niệm được thiết lập một cách vững chắc. Chánh niệm mạnh mẽ đi vào đối tượng, bao trùm đối tượng và thiết lập trên đối tượng một cách vững chắc. Ðặc tính của chánh niệm là không hời hợt, trôi nổi trên bề mặt mà phải chìm sâu vào đối tượng. Chú giải giải thích là chánh niệm không phải chỉ hời hợt trên bề mặt như một vật nhẹ nổi trên mặt nước mà phải chìm sâu vào đối tượng như một viên sỏi chìm sâu trong nước. Khi thực tập Thiền Minh Sát, chúng ta phải thiết lập chánh niệm vững chắc trên đề mục chánh hay trên đề mục nổi bật trong hiện tại.
Ta hãy xét từng câu của đoạn kinh này:
Ý nghĩa chữ Bhikkhu (tỳ khưu)
Ðức Phật thường gọi các tu sĩ là Bhikkhu (tỳ khưu). Bhikkhu. Bhikkhu có nhiều nghĩa trong đó có một nghĩa là khất sĩ, là những người xin ăn. Nhưng xin ăn ở đây không có nghĩa như xin ăn thông thường. Lúc đi khất thực thầy tỳ khưu đứng trước nhà thí chủ và không hỏi xin gì cả. Người thí chủ có tâm thành tự nguyện đem thực phẩm cúng dường cho vị khất sĩ để tạo duyên lớnh. Như vậy Bhikkhu là vị khất sĩ cao thượng hay vị khất sĩ thánh thiện chứ không phải là người xin ăn thông thường. Chữ Tỳ khưu còn có nghĩa là những người thấy rõ hiểm nguy trong sanh tử luân hồi. Căn cứ trên định nghĩa này thì không phải chỉ có nhà sư mới được gọi là Tỳ Khưu mà bất kỳ người cư sĩ nào thấy rõ hiểm nguy của sanh tử luân hồi đều được gọi là Tỳ khưu. Bởi vậy, trong khi giảng giải Kinh Ðại Niệm Xứ tôi thường dùng chữ Tỳ khưu mà không dùng chữ Nhà Sư; bởi vì nếu tôi dùng chữ Nhà Sư để dịch chữ Bhikkhu thì một số người sẽ nghĩ rằng kinh này chỉ dành riêng cho Nhà Sư mà thôi. Tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu trong các bài giảng của Ngài? Bởi vì Ðức Phật sống trong tu viện với các Thầy Tỳ Khưu nên mỗi khi dạy đạo, Ngài gọi các thầy là Bhikkhu. Dĩ nhiên lúc Ngài dạy đạo, trong chùa cũng có một số cư sĩ, nhưng phần lớn vẫn là các Tỳ Khưu tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu. Có lúc Ðức Phật cũng dùng chữ Bhikkhave.
Kinh Ðại Niệm Xứ được thuyết tại xứ Kuru, một xứ gần New Delhi, Ấn Ðộ ngày nay. Lúc kinh được thuyết ra, có rất nhiều cư sĩ nghe và hành theo. Theo chú giải thì dân chúng trong Xứ Kuru tinh tấn thực hành Tứ Niệm Xứ. Khi gặp nhau họ thường hỏi: Trong bốn pháp chánh niệm của Tứ Niệm Xứ, bạn thực hành pháp nào? Nếu người được hỏi trả lời không, thì dân xứ đó sẽ khiển trách và bắt đầu dạy họ cách hành thiền. Nhưng nếu họ trả lời rằng họ đã quán sát thân, quán sát thọ… như thế này, thế này… thì họ sẽ được mọi người khen ngợi: “Lành thay! Lành thay! Ðời sống bạn thật nhiều phúc lạc, thật giá trị. Bạn đã sử dụng tốt đẹp kiếp sống làm người của mình. Chính vì những người như bạn mà Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian này”. Như vậy, khi dùng chữ Bhikkhu không có nghĩa là Ðức Phật không nói đến những người không phải là tu sĩ. Bất kỳ ai chấp nhận và thực hành những lời dạy của Ðức Phật đều được gọi là Bhikkhu. Bởi vậy, khi Ðức Phật nói: “Này các thầy tỳ khưu” thì phải được hiểu là cả tăng, ni và người tại gia cư sĩ đều được nói đến.
Ðây là con đường duy nhất
Chữ “Ðây” ở đây là Thiền Minh Sát hay Tứ Niệm Xứ. Như vậy câu này được hiểu là: Thiền Minh Sát là con đường duy nhất…
Muốn hiểu rõ câu này bạn phải hiểu danh từ Pāḷi về chữ “Con đường duy nhất”. Tiếng Pāḷi gọi con đường duy nhất là “ekāyāna”. Eka có nghĩa là một, và ayāna có nghĩa là con đường. Vậy ekāyana có nghĩa là một con đường. Chữ “ekā-yana” được giải nghĩa theo năm cách.
– Nghĩa đầu tiên là: Ðây là con đường “đơn độc” không có ngã rẽ. Vì không có ngã rẽ nên khi đi trên con đường này bạn được bảo đảm từ lúc bắt đầu cho đến lúc giải thoát.
– Nghĩa thứ hai là: Phải đi “một mình” trên con đường này. Trong lúc hành thiền bạn phải thực hiện hành trình một cách đơn độc, không người đồng hành. Bạn có thể ở trong nhóm, bạn có thể ở trong một khóa thiền tập, nhưng thật sự bạn đi trên con đường riêng của mình. Bạn đơn độc. Không ai đi chung với bạn. Không ai có thể ban tặng cho bạn sự định tâm và trí tuệ của họ, và bạn cũng không thể tặng sự định tâm và trí tuệ của bạn cho ai được cả. Bởi vậy, mặc dầu bạn có thể ở chung nhóm, nhưng thật ra bạn đang hành thiền một mình. Do đó, đây là con đường “duy nhất”, “con đường bạn phải đi một mình”.
– Nghĩa thứ ba: “Ðây là con đường của một Ðấng”. “Con đường của một Ðấng” có nghĩa là “con đường của Ðấng Cao Thượng”. Ðức Phật là người cao thượng nhất trong tất cả chúng sanh nên tôn xưng Ngài là một Ðấng. Ðây là con đường do Ðức Phật khám phá và dạy dỗ cho chúng sanh. Ðức Phật là chúng sanh đầu tiên tìm ra con đường này. Bởi thế được gọi: “Ðây là con đường của một Ðấng”.
– Nghĩa thứ tư: “Ðây là con đường duy nhất” vì con đường này chỉ dẫn đến một mục tiêu duy nhất, (đó là Niết Bàn); bởi thế khi đi trên con đường này chắc chắn bạn sẽ đạt đến mục tiêu. Niết Bàn là mục tiêu duy nhất mà bạn đạt đến khi bạn đi trên con đường này.
– Nghĩa thứ năm: “Ðây là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn”, con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, không có con đường nào khác. Satipat-thāna hay con đường chánh niệm là con đường duy nhất đưa đến Niết Bàn, chấm dứt đau khổ, hủy diệt mọi phiền não.
Về con đường duy nhất, có một vấn đề được nêu ra ở đây:
Khi nói “Ðây là con đường duy nhất” thì chữ “duy nhất” hay “chỉ có một” ở đây là để chỉ cho Thiền Minh Sát hay Tứ Niệm Xứ có nghĩa là Chánh Niệm là con đường duy nhất. Nhưng Chánh Niệm là một yếu tố của Bát Chánh Ðạo. Phải chăng những yếu tố khác trong Bát Chánh Ðạo không phải là con đường để thanh lọc tâm chúng sanh hay sao? Câu trả lời là: Những yếu tố khác của Bát Chánh Ðạo cũng là những yếu tố trong con đường để thanh lọc tâm chúng sanh, nhưng con đường này không thể thiếu vắng chánh niệm. Khi chánh niệm được đề cập đến thì những yếu tố kia cũng được đề cập đến. Như vậy, dầu cho một mình chánh niệm được nói đến nhưng ta phải hiểu rằng: một khi nói đến chánh niệm thì bảy yếu tố kia của Bát Chánh Ðạo cũng bao gồm trong đó rồi.
Chánh niệm là con đường duy nhất để đạt Niết Bàn, nhưng chánh niệm được thực hành qua nhiều cách khác nhau, có thể niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp hay niệm từng phần của cơ thể v.v… Kinh Ðại Niệm Xứ nói đến hai mươi mốt cách thực hành khác nhau để chúng ta lựa chọn. Như vậy, tôi nghĩ rằng khi nói: “Ðây là con đường duy nhất” quả không sai.
Chánh niệm ví như một người lính gác. Nếu không có lính gác, ai cũng có thể đi vào cổng một cách tự do, không kiểm soát được. Như vậy, bao lâu chánh niệm còn kiểm soát, ngăn giữ các giác quan thì tâm chúng ta còn trong sáng. Bởi vì chánh niệm đang ở ngay các cửa giác quan để canh gác nên không một tâm sở bất thiện nào có thể đi vào tâm chúng ta. Khi chánh niệm không còn canh giữ các giác quan, chánh niệm đã dời đi nơi khác hay chúng ta mất chánh niệm thì mọi phiền não sẽ đi vào. Như vậy, chánh niệm là con đường duy nhất giữ cho tâm trong sạch.
Người ta thường tranh luận với nhau về chữ Pāli “ekayano” (một con đường). Nhưng trong kinh Pháp Cú, Ðức Phật nói rất rõ ràng rằng: “Ðây là con đường duy nhất và không có con đường nào khác để thanh lọc chúng sanh.” Như vậy, chúng ta không thể cho rằng Ðức Phật đã nói còn có một con đường khác. Ðức Phật đã nhấn mạnh: “Ðây là con đường duy nhất” bởi vậy, tôi nghĩ chúng ta phải chấp nhận rằng chỉ có một con đường duy nhất để thanh lọc chúng sanh mà thôi. Nếu lấy sự thực tập để minh chứng, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn. Khi bạn cố gắng tích cực hành thiền bạn sẽ thấy rõ ràng chánh niệm là con đường duy nhất. Cần ghi nhận một điều ở đây: Chánh niệm là yếu tố chủ yếu trong Bát Chánh Ðạo, con đường dẫn đến nơi thoát khổ. Khi Ðức Phật nói trong kinh pháp cú: Bát Chánh Ðạo là con đường duy nhất, thì cũng có nghĩa: Chánh niệm là con đường duy nhất vậy.
Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc chúng sanh
Nghĩa là để thanh lọc “tâm” chúng sanh. Tâm của tất cả chúng sanh bị ô nhiễm bởi nhiều loại phiền não. Tâm chúng ta hầu như không lúc nào trong sạch, luôn luôn bị tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn chế ngự. Các loại phiền não này làm ô nhiễm tâm ta. Thiền Minh Sát giúp chúng ta thanh lọc tâm. Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm mọi chúng sanh. Trong khi bạn thực hành Thiền Minh Sát thì các phiền não như tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn vv… tạm thời vắng bóng. Khi bạn đạt đến cứu cánh Niết bàn thì tâm bạn hoàn toàn thoát ly khỏi mọi phiền não. Ði trên đường này chúng ta sẽ đạt đến tầng mức giác ngộ cao nhất và tâm sẽ hoàn toàn trong sạch.
Thanh lọc ở đây là thanh lọc tâm chúng sanh, bởi vì Ðức Phật quan tâm đến việc thanh lọc tâm hơn là cơ thể vật chất. Ðiều này không có nghĩa là Ðức Phật bảo chúng ta không nên chú trọng đến thân thể, không giữ cho thân thể sạch sẽ, nhưng điều quan trọng mà Ðức Phật muốn nói đến là giữ tâm trong sạch. Bởi vậy thanh lọc chúng sanh ở đây có nghĩa là thanh lọc tâm chúng sanh. Trong chú giải Ðức Phật dạy chúng ta phải giữ gìn sạch sẽ vì sạch sẽ giúp cho chánh niệm và trí tuệ phát triển: Sạch sẽ gồm có sạch sẽ bên trong và sạch sẽ bên ngoài. Sạch sẽ bên trong là giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Sạch sẽ bên ngoài là giữ gìn y phục, đồ đạc, nơi ăn chốn ở sạch sẽ. Bởi vì sạch sẽ giúp cho chánh niệm và trí tuệ phát triển nên chúng ta cần giữ cơ thể và nơi hành thiền sạch sẽ. Sạch sẽ là yếu tố cần thiết trong việc vun bồi, phát triển định và huệ. Mặc dầu chúng ta không chểnh mảng trong việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Nhưng, như thế chưa đủ, chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giữ gìn tâm trong sạch. Bởi thế, Ðức Phật ốói chánh niệm là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh.
Ðây là con đường duy nhất để chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc
Muốn chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc chúng ta phải thực hành chánh niệm. Lo âu phiền muộn là một tâm sở, uất ức than khóc là: ‘vừa phiền muộn vừa khóc ra tiếng và vừa than thở’. Ðể chế ngự lo âu phiền muộn chúng ta phải thực hành Thiền Minh Sát. Khi hành Thiền Minh Sát bạn phải nhận biết mọi chuyện xảy ra nơi bạn. Bạn phải ghi nhận mỗi một chuyện đến với bạn trong giây phút hiện tại. Khi bạn nhận biết mọi chuyện, khi bạn quán sát mọi chuyện trong lúc hành thiền thì phiền não không thể sanh khởi. Khi đạt đến tầng mức cuối cùng là A La Hán thì mọi lo âu phiền muộn, uất ức than khóc của bạn đều bị tận diệt. Rất nhiều người nhờ hành Thiền Minh Sát mà lo âu phiền muộn, uất ức than khóc được chế ngự.
Ðây là con đường duy nhất để diệt khổ thân và khổ tâm
Khổ thân ở đây là sự đau nhức trong cơ thể, những sự khó chịu trong thân, và khổ tâm là tâm đau khổ, xuống tinh thần, thất vọng, giận dữ, ghét bỏ v.v… Khi ngồi thiền một thời gian lâu bạn cảm thấy đau nhức. Lúc đầu có thể bạn không chế ngự được đau nhức, nhưng nếu bạn kiên nhẫn quán sát hay ghi nhận sự đau, và khi tâm định của bạn mạnh mẽ thì đau nhức sẽ biến mất và bạn chế ngự được cơn đau. Có thể sự đau nhức kéo dài nhưng nhờ chánh niệm bạn có thể sống với cơn đau và chấp nhận sự đau nhức. Như Ðại Ðức Anuruddha nói: “Khi bạn có thể sống với sự đau nhức, chấp nhận đau nhức thì tâm của bạn sẽ không bị quấy nhiểu, loạn động. Một khi tâm bạn không còn bị quấy nhiểu bởi sự đau nhức của cơ thể thì có thể nói đau nhức không còn nữa.” Như vậy, muốn loại trừ hay chế ngự khổ thân chúng ta phải hành Thiền Minh Sát. Bạn cũng có thể chế ngự được khổ tâm: xuống tinh thần, thất vọng, giận dữ, ghét bỏ v.v… nhờ hành Thiền Minh Sát. Và khi việc hành thiền của bạn tiến triển, tâm bạn đạt đến tầng mức cao nhất thì khổ thân và khổ tâm sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khổ tâm là một tâm sở, lo âu phiền muộn cũng là một tâm sở. Chúng luôn luôn liên kết với nhau. Bạn có thể chế ngự, loại trừ hay tránh xa những tâm sở bất thiện này nhờ hành Thiền Minh Sát.
Mỗi thời điểm tâm chỉ nhận một đối tượng. Tâm không thể nhận hai đối tượng cùng lúc. Tôi nghĩ rằng chúng ta thật may mắn khi tâm chỉ ghi nhận được một đối tượng. Nếu tâm có thể nhận hai hay nhiều đối tượng một lúc thì đau khổ của chúng ta còn lớn hơn nhiều. Nhờ ở chỗ mỗi thời điểm tâm chỉ ghi nhận một đối tượng nên chúng ta mới có thể chế ngự khổ tâm và lo âu phiền muộn bằng cách thực hành Thiền Minh Sát. Lấy sự sân hận làm thí dụ. Chẳng hạn tôi đang giận ông A. Càng nghĩ đến ông A thì cơn giận tôi càng gia tăng. Cơn giận của tôi tăng mãi bởi vì tôi đã lấy ông A làm đối tượng cho tâm. Nhưng khi tôi đã chuyển tâm tôi từ sự nghĩ đến ông A, nguồn gốc của sự giận dữ sang chính sự giận dữ. Nghĩa là thay vì chú tâm vào ông A, tôi chú tâm vào chính sự giận dữ. Vào lúc tôi chuyển sự chú tâm vào chính sự giận dữ thì lúc lấy ông A không còn hiện diện trong tâm tôi nữa. tng A, đối tượng của sự giận dữ, không còn ở trong tâm tôi nữa thì sự giận dữ cũng biến mất luôn. Ðây là phương cách có hiệu quả để điều phục những tâm sở bất thiện. Phương pháp này có vẻ đơn giản nhưng rất hiệu quả vì chúng ta đã áp dụng chánh niệm một cách mạnh mẽ để đối trị với phiền não. Ðây là phương pháp tốt đẹp giúp chúng ta đương đầu với các phiền não như tham ái, dính mắc, sân hận, ghét bỏ, xuống tinh thần, lo âu, phiền muộn v.v… Bất kỳ tâm sở gì khởi sinh chúg ta cũng có thể điều phục chúng bằng chánh niệm. khi chánh niệm của ta mạnh mẽ thì những tâm sở bất thiện trên chắc chắn sẽ biến mất. Bởi thế Ðức Phật dạy: Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc.
Ðây là con đường duy nhất để đạt Thánh Ðạo…
Khi đọc sách về Phật Giáo bạn sẽ gặp chữ Ðạo nhiều lần. Ðôi lúc chữ Ðạo được viết bằng chữ thường nhưng phần lớn được viết bằng chữ Hoa. Ðạo là một từ kỹ thuật để chỉ cho một nhóm gồm tám yếu tố hay còn gọi là Bát Chánh Ðạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định). Tám chi của Bát Chánh Ðạo khởi sinh vào lúc Ðạt Thánh Ðạo hay Giác Ngộ. Vào lúc Ðạt Thánh Ðạo hay Giác Ngộ, tám yếu tố của Bát Chánh Ðạo cùng khởi sanh với một tâm được gọi là “Ðạo Tâm”. Chữ Giác Ngộ là một từ kỹ thuật khó hiểu. Người ta đã dùng chữ Giác Ngộ một cách tự do, thoải mái, nhưng chỉ một ít có thể thực sự hiểu được chữ này. Nếu không có một định nghĩa đúng về chữ Giác Ngộ chúng ta sẽ hiểu sai lạc ngay. Tùy theo người dùng, tùy theo tôn giáo chữ Giác Ngộ được hiểu nghĩa khác nhau. Chữ Giác Ngộ trong Ðạo Phật khác hẵn chữ Giác Ngộ trong Thiên Chúa Giáo và khác hẵn chữ Giác Ngộ được dùng trong các đảng phái và học thuyết chính trị v.v…
Nói đến Giác Ngộ, chúng ta cần biết Giác Ngộ là gì. Theo Phật Giáo, Giác Ngộ có nghĩa là: “cùng lúc loại trừ phiền não và trực tiếp thấy rõ Niết Bàn, thấy rõ Niết Bàn như mặt đối mặt với Niết Bàn.” Ðối với một thiền sinh hành Thiền Minh Sát, khi họ có tiến bộ từ thấp lên cao, ngày càng đạt được các tuệ giác cao hơn. Nhờ liên tục tinh tấn hành thiền như vậy, đến một lúc nào đó, một loại tâm từ trước đến nay chưa từng có, xuất hiện trong tâm họ. Tâm này, được đi kèm với một số tâm sở thích hợp, có một cường lực cực kỳ mạnh mẽ loại trừ tận gốc phiền não, và phiền não nào đã được loại trừ sẽ không trở lại nữa, cùng lúc tâm lấy Niết Bàn làm đối tượng. Như vậy, Giác Ngộ hay Ðạt Thánh Ðạo là những gì xảy ra vào thời điểm ấy – vào thời điểm mà tâm này khởi sinh, loại trừ phiền não và lấy Niết Bàn làm đối tượng. Tâm này gọi là Ðạo Tâm. Như vậy, để đạt Thánh Ðạo chỉ có nghĩa đơn giản là Giác Ngộ. Vào lúc bạn thật sự đạt Thánh Ðạo, bạn Giác Ngộ, loại trừ phiền não và lấy Niết Bàm làm đối tượng. Có bốn thánh đạo hay bốn tầng mức giác ngộ, nên cũng có bốn loại đạo tâm. Mỗi đạo tâm tận diệt hay làm suy yếu một số phiền não và khi đạt đến đạo tâm thứ tư thì tất cả mọi phiền não đều bị tận diệt. Muốn đạt Thánh Ðạo, đạt được loại tâm có khả năng tận diệt mọi loại phiền não này chỉ có Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất.
Ðây là con đường duy nhất để chứng ngộ Niết Bàn.
Chứng Ngộ Niết Bàn hay Ðạt Thánh Ðạo là một. Chúng ta có thể nói Ðạt Thánh Ðạo nghĩa là Ðạt Ðạo Tâm và Chứng Ngộ Niết Bàn là Ðạt Ðạo Quả. Sau Ðạo Tâm thì Quả Tâm đến ngay. Tức khắc theo sau Ðạo Tâm là hai hay ba sát na của Quả Tâm. Nếu có sự hiểu biết chút ít về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thì bạn sẽ hiểu rõ ràng về vấn đề này. Cần phải nói thêm là cả Ðạo Tâm và Quả Tâm đều lấy Niết Bàn làm đối tượng và “thấy” Niết Bàn một cách trực tiếp. Cả hai thời điểm trên đều được gọi là thời điểm Chứng Ngộ Niết Bàn.
Tóm lại, Ðức Phật đã dạy chúng ta Chánh Niệm là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn cách quán sát).
Con Ðường Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn nền tảng của Pháp Minh Sát hay Chánh Niệm).
Chúng ta cần tìm hiểu các chữ “nền tảng” và “chánh niệm”. Trước tiên cần biết thế nào là chánh niệm. Tất cả chúng ta đều đã hành thiền nhiều năm, nhưng đôi khi có ai hỏi: Thế nào là chánh niệm chúng ta có thể trả lời không xác đáng. Chánh niệm hay Minh sát được dịch từ chữ Pāli “Sati”, và bài kinh này được gọi là “Satipatthāna”. Ta có chữ Sati ở đây. Ta dịch Sati là “Chánh Niệm” hay “Minh Sát” (chú tâm quán sát một cách rõ ràng, tinh tường). Khó có thể tìm một chữ nào để dịch đúng hơn. Theo nguyên ngữ, Sati có nghĩa là “nhà”, nhưng theo nghĩa thông thường thì Sati có nghĩa rộng hơn và bao trùm hơn chỉ là sự nhà suông. Chú giải định nghĩa Sati là nhà, nhưng đặc tính của nó là không hời hợt, có nghĩa là không trôi nổi trên bề mặt. Nếu đúng là Sati thì nó phải không hời hợt, bề mặt mà phải đi sâu vào đối tượng. Bởi vậy, tôi thường hay nhắc nhở các thiền sinh là hãy “ý thức trọn vẹn đối tượng” hay hãy “ý thức xuyên suốt đối tượng”. Sati có công năng (hay đem đến kết quả) là không bỏ mất đối tượng. Bao lâu chúng ta có Sati hay có Minh Sát thì chúng ta không bỏ mất đối tượng, không quên đối tượng. Chánh Niệm hay Minh Sát chẳng khác nào một người gác cửa đang đứng tại cửa kiểm soát người ra kẻ vào.
“Nền tảng” hay “căn bản” của Chánh niệm, thực sự có nghĩa là “thiết lập” hay hay “xây dựng”, “thiết lập vững chắc chánh niệm”, “chánh niệm được xây dựng vững chắc”. Chữ Satipatthàna được dịch là “nền tảng của chánh niệm”, “nền tảng của minh sát”, nhưng phải hiểu đó là sự thiết lập chánh niệm một cách vững chắc, một cách kiên cố. Trong Kinh Ðại Niệm Xứ này, Ðức Phật nói đến bốn nền tảng của chánh niệm hay bốn nền tảng của minh sát. Khi hành Thiền Minh Sát trong một khóa thiền như thế này, các bạn thực hành tất cả bốn nền tảng. Nhưng không phải bạn thực tập tuần tự từng căn bản một như kinh điển đã ghi ra mà tùy theo sự hiện diện của đề mục, bạn áp dụng một loại nền tảng hay phương cách chánh niệm thích hợp. Trong thực hành bạn phải chánh niệm trên đối tượng hiện tại. Bạn không thể bỏ qua đối tượng hiện tại. Ðối tượng hiện tại có lúc là Thân, có lúc là Thọ, có lúc là Tâm và có lúc là Pháp. Ðối tượng nào nổi bật trong hiện tại thì chú tâm minh sát vào đối tượng đó. Bạn phải chú tâm chánh niệm vào đề mục đang hiện diện, đừng lựa chọn. Ðó là lý do tại sao Thiền Minh Sát còn được gọi là “sự ý thức không lựa chọn”. Ðiều này có nghĩa là khi hành thiền bạn không đưọc lựa chọn đề mục mà hãy chú tâm minh sát những gì đang xuất hiện trong hiện tại.
Sau khi cho biết ích lợi của việc hành Thiền Minh Sát, Ðức Phật chỉ dẫn tóm lược cho chúng ta cách hành thiền theo bốn căn bản của sự minh sát. Bốn căn bản đó là gì?
Tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân).
Ðây chỉ là một câu vắn tắt nhưng có nhiều ý nghĩa.
“Chánh niệm hay quán sát thân trong thân”: Có nghĩa là khi Tỳ Khưu thực hành chánh niệm quán sát thân thì Tỳ Khưu phải quán sát một cách thật tinh tế, thật chính xác rõ ràng. Tỳ Khưu quán sát hay minh sát thân trên thân chứ không quán sát cảm giác trên thân hoặc quán sát con người trên thân v.v… Ðức Phật lập lại chữ thân, thọ, tâm, pháp là để nhấn mạnh rằng khi quán sát đối tượng Tỳ Khưu phải quán sát một cách tinh tế, chính xác. Khi quán sát thân, Thầy Tỳ Khưu phải tinh tấn, Thầy Tỳ Khưu phải có ý thức sáng suốt (tỉnh giác) và Thầy Tỳ Khưu phải chánh niệm. Tinh tấn được dịch từ chữ “ātāpi”. Thông thường khi một chữ được dịch sang ngôn ngữ khác thì bị đánh mất một ít ý nghĩa. Nguyên gốc ātāpi là àtàpà. Àtàpà có nghĩa là “sức nóng của mặt trời”. Sức nóng của mặt trời có thể làm cho các vật bị nung nóng lên. Những vật nào bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt sẽ bị héo úa và có thể bị cháy luôn. Cũng vậy, sự tinh tấn sẽ nung nóng hay đốt cháy phiền não. Trong tiếng Pāli, tinh tấn được gọi là ātāpa, và người có tinh tấn được gọi là ātāpi, chữ “i” chỉ cho sự sở hữu, sự có. Như vậy, một người có ātāpa được gọi là ātāpi. Khi đọc kinh điển tiếng Pāli, đọc đến chữ ātāpi thì trong tâm ta sẽ có hình ảnh một ngọn lửa tinh tấn đang đốt cháy phiền não. Khi dịch chữ ātāpi hay àtàpa sang nghĩa tinh tấn hay tinh cần ta đã đánh mất hình ảnh ngọn lửa này. Như vậy, ātāpi có nghĩa là người có nỗ lực thật sự, không phải là người thiếu nỗ lực. Người này đã nỗ lực chánh niệm thật sự, và người này có ý thức sáng suốt.
Khi Ðức Phật còn là Bồ Tát, Ngài ngồi dưới cội cây Bồ Ðề và có tâm nguyện thật vững chắc: “Dầu cho máu cạn, thịt khô, và thân này chỉ còn da bọc lấy gân xương, ta sẽ không rời khỏi chỗ này nếu không giác ngộ, ta sẽ nỗ lực tinh tấn cho đến khi đạt thành chí nguyện.” Sự nỗ lực tinh tấn như thế mới gọi là Chánh Tinh Tấn. Như vậy, muốn có Chánh Tinh Tấn phải có một ý chí dũng cảm, quyết tâm thực sự, và sự dũng cảm tinh tấn này là để thiêu đốt phiền não. Chữ ātāpi bao gồm tất cả những nỗ lực tinh tấn mà ta đã đề cập đến. Chánh Tinh Tấn ở đây là Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Ðạo. Chánh Tinh Tấn phải trong ý nghĩa nỗ lực thiêu đốt phiền não, loại trừ những tâm sở bất thiện bằng cách vun bồi những tâm sở thiện. Các bạn đã thể hiện nỗ lực tinh tấn bằng cách đến đây tham dự một khóa thiền dài hạn như thế này. Nhưng không phải chỉ tham dự khóa thiền là đủ, bạn phải thực tâm nỗ lực tinh tấn trong suốt khóa thiền. Chỉ có nỗ lực tinh tấn liên tục, bạn mới có thể ngăn chặn và loại trừ các tâm sở bất thiện, vun bồi tâm sở thiện. Trong bài kinh này, Ðức Phật đã dùng chữ ātāpi để chỉ những vị Tỳ Khưu, tức là những ai thấy rõ sự khổ trong vòng luân hồi nỗ lực tinh tấn hành Thiền Minh Sát, và sự nỗ lực tinh tấn này là để đốt cháy phiền não.
Ý thức sáng suốt hay tỉnh giác
ý thức sáng suốt hay tỉnh giác là thấy một cách rõ ràng. Bất kỳ đề mục nào Tỳ Khưu để tâm đến Tỳ Khưu sẽ thấy một cách rõ ràng. Thấy rõ ràng là thấy xuyên suốt đối tượng, thấy bằng trí tuệ của mình. Chẳng hạn, khi chú tâm vào hơi thở, thiền sinh sẽ thấy hơi thở một cách rõ ràng. Thiền sinh thấy rõ hơi thở vào khác hẵn hơi thở ra, và hơi thở ra cũng khác hơi thở vào. Thiền sinh cũng thấy rõ hơi thở khởi sinh và hoại diệt và lúc bấy giờ chỉ có hơi thở và sự ý thức hơi thở mà chẳng có cái gì gọi là người, chúng sanh, đàn ông, đàn bà gì cả. Sự hiểu biết rõ ràng như vậy gọi là tỉnh giác. Khi có tỉnh giác hay có sự hiểu biết rõ ràng về một vật nào đó thì bạn sẽ hiểu rõ mọi khía cạnh của vật đó. Lúc mới đầu hành thiền, thiền sinh khó giữ tâm trên đối tượng, khi tâm ở trên đối tượng thiền sinh cũng khó nhận thấy hơi thở một cách rõ ràng chính xác. Thiền sinh không thấy thuần hơi thở mà thấy một cái gì pha lẩn, lộn xộn và mù mịt. Về sau, nhờ định tâm và sự thực hành phát triển, thiền sinh sẽ thấy đối tượng ngày một rõ ràng hơn, rồi bạn sẽ thấy sự sinh diệt của hơi thở v.v… Như vậy, tỉnh giác hay sự thấy biết rõ ràng không đến ngay từ lúc đầu, nhưng sẽ đến sau khi bạn đã đạt được một số kinh nghiệm thực hành.
Muốn tỉnh giác hay hiểu biết rõ ràng, sáng suốt khởi sanh, cần phải có những điều kiện khác: Ðó là Ðịnh Tâm. Không có Ðịnh Tâm thì sẽ không có sự thấy biết rõ ràng. Ðịnh tâm là một tâm sở giữ cho những thành phần của tâm trụ vào đối tượng, không để chúng tản mạn bên ngoài. Ðịnh tâm thường được mô tả là trạng thái của tâm có thể trụ trên đối tượng một thời gian dài. Chẳng hạn, nếu lấy hơi thở làm đối tượng, thì lúc có định tâm, tâm sẽ ở trên đối tượng là hơi thở mà không hướng đến một nơi nào khác. Vào mỗi thời điểm Tâm Sở Ðịnh đều giữ tâm và những thành phần của chúng liên kết, hội tụ vào đối tượng. Ðịnh tâm gom giữ tâm chặc chẽ, không để cho chúng hướng đi nơi khác. Ðịnh tâm là một điều kiện cần thiết để Tỉnh Giác hay sự hiểu biết sáng suốt khởi sinh. Khi định tâm phát triển, tâm không vọng động, không bị phiền não chi phối, yên tịnh tĩnh lặng, lúc ấy tâm mới có đủ khả năng, đủ sáng suốt nhìn thấy chân tưàng của sự vật. Nước cần được để lắng yên, không cặn bã quấy động ta mới thấy xuyên suốt được. Cũng vậy, tâm có nhiều phiền não chi phối, quấy động nên cần được an định, tĩnh lặng. Bao lâu tâm còn bị phiền não chi phối thì ta không thể thấy sự vật rõ ràng, chính xác. Khi chúng ta có định tâm tốt thì phiền não, chướng ngại được chế ngự. Khi phiền não không khuấy động, tâm sẽ sáng suốt, và đó là lúc Tỉnh Giác hay ý thức sáng suốt khởi sinh, và chân tưàng của sự vật sẽ được phô bày một cách rõ ràng.
Hãy đọc lại đoạn kinh trên: … Tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân).
Trong đoạn kinh trên ta thấy có ba yếu tố được nói đến là: tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm. Mặc dầu Ðịnh tâm không được nói đến trong đoạn văn này, nhưng chúng ta phải hiểu là định tâm đã được bao gồm trong đó. Ðôi khi trong một câu văn vài chữ có thể bị bỏ sót, nhưng phải hiểu là chúng đã nằm trong đó rồi. Chẳng hạn có một người thợ săn theo dõi dấu chân nai để biết hướng đi của nai; lúc theo dõi đến một tảng đá phẳng thì không thấy dấu chân nai nữa, vì chân nai không thể để dấu trên tảng đá phẳng. Nhưng lúc băng ngang tảng đá, người thợ săn thấy lại dấu chân nai. Người thợ săn suy ra rằng con nai đã băng ngang qua tảng đá và tiếp tục đi. Người thợ săn thấy được dấu chân nai ở đoạn đầu và đoạn cuối nên có thể suy ra đoạn giữa. Cũng vậy, chánh niệm là đoạn đầu, tỉnh giác là đoạn cuối, ta suy ra định ở đoạn giữa. Trong câu văn trên chánh niệm được đặt sau nhưng thực ra trong khi thực hành thì chánh niệm phải đặt ngay sau tinh tấn (tinh tấn – chánh niệm – tỉnh giác) hay (tinh tấn – minh sát – hiểu biết rõ ràng).
Trong câu trên yếu tố định đã bao hàm trong đó, nên ta có bốn yếu tố căn bản trong việc hành thiền: ‘tinh tấn – chánh niệm – định tâm và tỉnh giác’ hay ‘tinh tấn – minh sát – tâm định và hiểu biết rõ ràng’. Khi hành thiền, bốn yếu tố hay bốn tâm sở này phải hoạt động một cách hài hòa. Nhưng còn một tâm sở khác cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hành thiền đó là: Ðức Tin. Không có đức tin chúng ta sẽ không hành thiền. Ðức tin ở đây không phải là Ðức tin mù quáng mà là sự tin tưởng vào Ðức Phật và tin vào chân lý, những lời dạy của Ngài. Chúng ta tin tưởng rằng khi chú tâm vào những đề mục thân, thọ, tâm, pháp này thì tâm ta sẽ không loạn động, phiền não sẽ không chi phối. Và một khi tâm đã an tịnh tĩnh lặng thì ta sẽ thấy rõ bản chất thực sự của mọi sự vật trên thế gian, đó là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Khi thấy được chân tưàng của sự vật thì chúng ta sẽ hết khổ. Ðây là một loại Ðức tin thật sự, một loại tin tưởng căn bản, và những điều tin tưởng này có thể được minh chứng qua sự thực hành. Như vậy, chúng ta cần có nhiều đức tin vì không có đức tin thì không việc gì có thể thành tựu được. Bởi thế đức tin là một yếu tố quan trọng trong việc hành thiền. Mặc dầu, trong lúc hành thiền đức tin không hiển lộ một cách rõ ràng khiến ta có thể thấy được, nhưng đức tin vẫn tiềm tàng trong đó và hoạt động một cách hài hòa với những yếu tố khác. Như vậy, có tất cả năm yếu tố chủ yếu trong việc hành thiền. Tiếng Pāḷi gọi là Indriya, được dịch là năm quyền hay năm căn (Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh, Huệ). Các thiền sư khi dạy thiền thường hay nhắc đến năm yếu tố này. Năm quyền này cần phải họat động đồng thời và hài hòa với nhau. Muốn hành thiền một cách tốt đẹp, chúng ta phải phát triển năm yếu tố này cùng lúc và hài hòa với nhau. Như chúng ta đã nói, thoạt đầu mới hành thiền, thiền sinh có thể thiếu ý thức sáng suốt, nhưng về sau khi định tâm đã được phát triển thiền sinh sẽ thấy sự vật một cách rõ ràng… và năm yếu tố này sẽ họat động một cách hài hòa. Nếu chúng không hoạt động hài hòa thì những gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là chúng ta sẽ thất bại, và việc hành thiền sẽ không có kết quả tốt. Khi hành thiền, hai yếu tố tinh tấn và định tâm là hai yếu tố quan trọng cần được quân bình. Nếu tinh tấn và định tâm không quân bình, yếu tố này trội hơn yếu tố kia, việc hành thiền sẽ thất bại. Tinh tấn phải vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Ðôi lúc, chúng ta cố gắng hết sức bởi vì chúng ta muốn đạt được cái gì đó. Vì tham muốn đạt được cái gì đó nên chúng ta cố gắng nỗ lực, nhưng vì có quá nhiều nỗ lực nên tâm bị giao động và bất an. Bị giao động và bất an chi phối thì định tâm cũng mất luôn. Như vậy, quá nhiều tinh tấn cũng không tốt. Nhưng nếu ít tinh tấn thì sao? Chúng ta sẽ bị buồn ngủ và làm biếng chi phối nên cũng không thể định tâm được. Như vậy, tinh tấn không được nhiều quá cũng không được ít quá. Cần nhà một điều về sự tinh tấn và định tâm: khi yếu tố này quá trội thì yếu tố kia bị giảm sụt. Có quá nhiều tinh tấn, định tâm bị giảm sụt, nhưng không có đủ tinh tấn, định tâm cũng bị giảm sụt. Ðịnh tâm cũng không dược nhiều quá. Khi định tâm quá nhiều chúng ta trở nên biếng nhác, có khuynh hướng muốn được nhàn nhã thoải mái nên tinh tấn bị sụt giảm.
Giả sử chúng ta đang hành thiền và định tâm đang tốt đẹp. Khi định tâm tốt ta không cần nhiều nỗ lực tinh tấn nhưng tâm vẫn ở trên đề mục. Do ở chỗ không cần cố gắng nhiều vẫn định tâm dễ dàng khiến ta có khuynh hướng lơi là tinh tấn. Vì tinh tấn lơi là nên sức mạnh tinh tấn sụt giảm khiến tâm ta trở nên trì độn, lười biếng, giải đải dẫn đến dã dượi, buồn ngủ. Trong trường hợp này chúng ta cần phải thúc đẩy tinh tấn bằng cách nỗ lực tinh tấn hơn lên, chú tâm khắn khít vào đề mục hơn; đôi khi cần phải liên tiếp ghi nhận nhiều đề mục hơn. Khi phải ghi nhận nhiều đề mục khác nhau liên tiếp như vậy tâm sẽ hoạt động hơn và tinh tấn sẽ gia tăng để quân bình với tâm định.
(Theo Hòa Thượng Mahasi thì lúc ghi nhận nhiều đề mục ta có thể ghi nhận cảm giác ngồi và cảm giác nhiều nơi trong cơ thể. Ví dụ:
– chú tâm vào sự ngồi (hay toàn thể cảm giác ở lưng);
– chú tâm vào cảm giác ở mông tiếp xúc với sàn nhà;
– chú tâm vào sự ngồi (hay toàn thể cảm giác ở lưng);
– chú tâm vào cảm giác ở chân tiếp xúc với sàn nhà;
– lại chú tâm vào sự ngồi (hay toàn thể cảm giác ở lưng);
– chú tâm vào cảm giác ở đầu gối;
– lại chú tâm vào sự ngồi hay toàn thể cảm giác ở lưng;
– chú tâm vào cảm giác ở vai;
– lại chú tâm vào sự ngồi hay toàn thể cảm giác ở lưng;
– chú tâm vào cảm giác hai tay đụng nhau lại chú tâm vào sự ngồi hay toàn thể cảm giác ở lưng.
Cứ như thế chú tâm hết bên phải lại sang bên trái, chỗ nào không có cảm giác thì cũng chú tâm một lát, sau đó, lại chú tâm đến điểm khác. Chỗ chú tâm chỉ bằng cở đồng xu.)
Như vậy, tinh tấn và định phải được quân bình để việc hành thiền được tốt đẹp và tỉnh giác hay ý thức sáng suốt phát triển.
Ðôi khi đang có sự định tâm tốt đẹp bỗng nhiên định tâm sút giảm đột ngột. Tại sao vậy?
Bởi vì chúng ta đã thêm nhiều tinh tấn quá. Có một điều mà thiền sinh thường gặp phải là khi thấy tâm định tốt đẹp liền cố gắng tinh tấn thêm lên nghĩ rằng làm như thế định tâm càng tốt đẹp hơn và tuệ giác càng phát sinh nhiều hơn. Nhưng vì thêm quá nhiều tinh tấn nên tinh tấn và định thiếu quân bình do đó kết quả đã đi ngược lại những gì ta muốn.
Ðôi khi đang đang hành thiền và định tâm đang tốt đẹp. Mặc dầu định tâm đang tốt đẹp, nhưng bỗng nhiên thiền sinh cảm thấy buồn ngủ và gục. Tại sao vậy?
Bởi vì có quá nhiều tâm định nên tinh tấn và định thiếu quân bình. Nếu có quá nhiều định tâm cần phải làm cho tâm định giảm xuống và tăng cường tinh tấn bằng cách lần lược chú tâm vào nhiều đề mục (như đã nói ở phần trên).
Như vậy hành thiền không phải dễ – tôi không muốn làm nản lòng các bạn – nhưng việc hành thiền thật ra không phải dễ dàng. Việc hành thiền rất vi tế. Chỉ cần các tâm sở không cân bằng một ít thôi cũng có thể hủy hoại việc tập trung tâm ý mà bạn đã cố gắng thiết lập.
Tóm lại, năm tâm sở: tín, tấn, niệm, định, huệ phải hoạt động cùng lúc và hài hòa. Ngũ căn chẳng khác nào các bộ phận trong một một bộ máy. Mỗi bộ phận phải hoạt động một cách thích nghi, đúng đắn và hài hòa với các bộ phận kia. Nếu một bộ phận nào không hoạt động đúng đắn, thích nghi thì toàn thể bộ máy sẽ bị ảnh hưởng. Cũng vậy, các yếu tố trong ngũ quyền: tín, tấn, niệm định, huệ cần phải hoạt động nhịp nhàng hài hòa; nếu một yếu tố nào không hoạt động đúng đắn thích nghi thì tất cả các yếu tố kia đều bị xáo trộn, mất thăng bằng và việc hành thiền sẽ không đạt kết quả tốt đẹp. Bởi thế, mỗi yếu tố trong ngũ quyền cần phải họat động đúng đắn và hài hòa với các yếu tố kia.
Bây giờ chúng ta phải xét đến giá trị của chánh niệm. Chánh niệm là một tâm sở giúp cho sự hài hòa. Chánh niệm đã giúp cho tinh tấn không trở nên quá trội hay quá sụt giảm. Chánh niệm giúp cho định tâm không quá nhiều hay quá ít v.v… Như vậy, chánh niệm là một yếu tố điều hòa các yếu tố kia trong việc hành thiền. Ðó là lý do tại sao ta nói rằng chánh niệm luôn luôn cần thiết. Không bao giờ có chuyện chánh niệm quá trội. Chánh niệm cần thiết trong mọi nơi giống như muối cần cho thức ăn, hoặc như một vị thủ tướng tài ba làm tất cả mọi việc nhà vua giao phó. Chánh niệm là một yếu tố quan trọng trong năm yếu tố, nhưng mỗi yếu tố phải hoạt động một cách quân bình và hài hòa với các yếu tố kia.
Khi năm yếu tố hoạt động một cách hài hòa thì thiền sinh có tỉnh giác và khi có tỉnh giác thì thiền sinh sẽ chế ngự được tham ái và ưu phiền (sân hận). Ðó là kết quả mà thiền sinh đạt được từ sự tỉnh giác trong việc hành thiền. Nhiều bản kinh dịch là: sau khi đã chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận) thay vì để chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận). Dịch như vậy không đúng. Mục đích của hành thiền là để chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận). Nếu đã chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận) rồi thì đâu cần hành thiền nữa. Như vậy nên dịch là: để chế ngự hay chế ngự (cùng lúc) tham ái và ưu phiền (sân hận) chứ không nên dịch là sau khi đã chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận). Ðiều này có nghĩa là thiền sinh chế ngự tham ái và ưu phiền trong khi hành Thiền Minh Sát. Tôi muốn các bạn hãy lưu ý điều này. (ở đây cần có một sự giải thích liên quan đến cấu trúc văn phạm Pāḷi, nhưng như thế ôm đồm quá nên tôi đành bỏ qua vậy).
Loại trừ tham ái và ưu phiền trong cõi đời có nghĩa là loại trừ tham ái và ưu phiền sân hận khỏi đối tượng mà thiền sinh đang quán sát. Trên cõi đời ở đây là trên thân, thọ, tâm, pháp liên quan đến đối tượng quán sát. Khi nhìn thấy một đối tượng chúng ta có thể bị dính mắc vào đối tượng này. Nếu chúng ta cho đối tượng đó là đẹp, là tốt thì chúng ta có sẽ bị dính mắc vào nó, và nếu chúng ta cho đối tượng đó là xấu hay đáng ghét chúng ta có thể giận, ghét … đối tượng đó. Như vậy, phiền não có thể xâm nhập tâm chúng ta khi chúng ta thấy, nghe … điều gì.
Ðể ngăn ngừa phiền não phát sinh dưới hình thức tham ái và ưu phiền, chúng ta cần có một sự bảo vệ, và sự bảo vệ đó là chánh niệm. Khi chúng ta chánh niệm, phiền não không có cơ hội xâm nhập vào tâm chúng ta. Khi chúng ta chánh niệm, khi chúng ta tỉnh giác và khi chúng ta thấy đối tượng một cách rõ ràng, chúng ta sẽ biết rằng đối tượng đến và đi, biết chúng là vô thường. Biết chúng vô thường nên chúng ta không dính mắc vào chúng. Như vậy, chúng ta có thể tránh được tham ái hay dính mắc và ưu phiền hay sân hận trên đối tượng nhờ hành Thiền Minh Sát. Dầu chúng ta dùng chữ chế ngự, loại trừ hay bất cứ một từ nào khác thật ra đều có nghĩa là chúng ta đang tránh hay ngăn chặn phiền não phát sanh, chứ không phải phiền não đã đến rồi sau đó chúng ta mới chế ngự nó hoặc loại trừ nó. Nghĩa thật sự của loại trừ hay chế ngự là ngăn ngừa tham ái và ưu phiền phát khởi trong tâm ta. Tuy nhiên, nếu tham ái và ưu phiền khởi sinh thì chúng ta cũng lấy chúng làm đề mục chánh niệm để loại trừ chúng.
Khi nói đến sự giác ngộ chúng ta thường nói: “vào lúc giác ngộ” phiền não bị loại trừ. Nhưng phiền não nào được loại trừ vào lúc ấy?
Phiền não quá khứ, phiền não hiện tại hay phiền não tương lai?
Phiền não quá khứ đã trôi qua, nên chúng ta chẳng cần phải loại trừ; phiền não tương lai chưa đến, nên chúng ta cũng không thể làm gì được chúng.
Còn phiền não hiện tại thì sao?
Khi phiền não hiện diện thì không thể có giác ngộ. Giác ngộ là một tâm sở thiện và phiền não là một tâm sở bất thiện. Tâm sở thiện và tâm sở bất thiện không thể cùng hiện diện. Như vậy, phiền não được loại trừ vào lúc giác ngộ không phải phiền não quá khứ, không phải phiền não hiện tại cũng không phải phiền não tương lai.
Vậy phiền não nào được loại trừ đây?
Thật ra, những gì được loại trừ vào lúc giác ngộ không được gọi là phiền não hay Kilesa, theo tiếng Pāḷi. Chúng được gọi là tiềm năng (Anusaya), có nghĩa là khả năng khởi sinh. Cái mà đạo tâm loại trừ là tiềm năng hay “khả năng phát sinh phiền não” này. Khi một vật gì luôn luôn ở với ta nói ta có vật đó. Chẳng hạn về việc hút thuốc. Giả sử bạn là người hút thuốc, nhưng ngay giờ phút này bạn không hút. Thế nhưng khi tôi hỏi: “Anh có hút thuốc không?” Bạn trả lời: “Tôi có hút thuốc”. Bởi vì bạn đã hút thuốc trong quá khứ và bạn sẽ hút trong tương lai, hiện tại bạn chưa bỏ thuốc. Bởi thế, mặc dầu hiện tại bạn không hút thuốc, bạn vẫn trả lời: “Tôi hút thuốc”. Cũng vậy, ngay lúc hiện tại đây, hy vọng tôi và các bạn không có phiền não trong tâm. Nhưng sau khi nghe Pháp xong, bạn đi ra ngoài và đạp phải vật nhọn hay bị ai xô đẩy bạn sẽ nỗi giận. Và như vậy là phiền não đã phát sinh. Phiền não phát sinh khi có điều kiện. Bởi thế, ta nói ta có phiền não. Tôi có phiền não, bạn có phiền não. Ngay lúc hiện tại đây tôi và bạn không có phiền não, nhưng tiềm năng phát sinh phiền não vẫn còn trong tôi và bạn. Tiềm năng hay khả năng phát sinh phiền não này là cái mà Ðạo tâm loại trừ vào lúc giác ngộ. Thật ra, chẳng có phiền não nào được loại trừ vào lúc giác ngộ. Lúc giác ngộ, Ðạo tâm chỉ loại trừ được “khả năng phát sinh phiền não” mà thôi. Sở dĩ phiền não có thể phát sinh bởi vì còn có phiền não (nếu không còn phiền não thì đâu còn vấn đề phiền não phát sinh nữa.) Bởi thế, khi nói chế ngự hay loại trừ tham ái và ưu phiền (sân hận) có nghĩa là tránh hay ngăn ngừa phiền não phát sinh. Nhưng làm thế nào để ngăn ngừa phiền não phát sinh? Câu trả lời là: Phải hành Thiền Minh Sát. Khi hành Thiền Minh Sát, chúng ta cố gắng tinh tấn, chúng ta quán sát chánh niệm, chúng ta định tâm và thấy sự vật một cách chính xác và rõ ràng. Khi chúng ta thấy sự vật một cách chính xác rõ ràng thì phiền não không có cơ hội đi vào tâm chúng ta. Bằng cách này, Thiền Minh Sát loại trừ phiền não. Sự loại trừ hay chế ngự phiền não này chỉ là sát na loại trừ – loại trừ bằng cách thay thế. ở sát na này phiền não được loại trừ, nhưng ở sát na kế tiếp phiền não có thể đến. Ðây là một sự loại trừ rất ngắn ngủi. Ðược gọi là loại trừ bằng cách thay thế. Ðiều này có nghĩa là bạn đã loại trừ tâm sở bất thiện bằng cách: dùng tâm sở thiện để thay thế cho tâm sở bất thiện. Bạn đã đặt tâm sở thiện vào chỗ tâm sở bất thiện khiến cho tâm sở bất thiện không có cơ hội khởi sinh. Bởi thế, được gọi là loại trừ bằng cách thay thế. Sự loại trừ nay chỉ kéo dài trong một sát na. Sát na này phiền não bị loại trừ, nhưng sát na sau phiền não có thể khởi sinh trở lại.
Vào sát na có minh sát, tham ái và ưu phiền (sân hận) được loại trừ bằng cách này. Khi bạn ra khỏi Thiền Minh Sát và bạn gặp một vài điều kiện giúp cho phiền não khởi sinh, phiền não sẽ sinh khởi trở lại.
Còn một loại loại trừ khác là tạm thời loại trừ. Ðó là loại trừ bằng cách đẩy đi nơi khác. Khi bạn đẩy một vật gì đi nơi khác, vật ấy sẽ ở chỗ mới một thời gian, không trở lại chỗ cũ ngay tức khắc. Chẳng hạn như bèo trên mặt nước. Khi bạn đẩy bèo đi nơi khác thì bèo không trở lại chỗ củ ngay mà sẽ ở nơi mới một thời gian, sau đó, bèo sẽ từ từ trở về chỗ cũ. Sự loại trừ hay từ bỏ này được gọi là “tạm thời loại trừ”, hay “tạm thời từ bỏ” hoặc loại trừ bằng cách đẩy đi nơi khác. Sự loại trừ này đạt được qua cách hành thiền vắng lặng và đạt được các tầng thiền. Khi một người đạt được các tầng thiền định, người ấy sẽ loại trừ được phiền não trong một thời gian. Có thể suốt ngày phiền não không đến với họ, có thể trong cả tuần hay cả tháng phiền não không đến. Nhưng sự loại trừ này cũng chỉ là tạm thời vì sau đó phiền não lại đến với họ.
Loại trừ thứ ba được gọi là hoàn toàn loại trừ. Chữ Pāḷi gọi hoàn toàn loại trừ là samuccheda có nghĩa là cắt đứt. Loại trừ bằng cách cắt đứt. Giống như cắt đứt hết rễ cây khiến cây không mọc lại được. Như vậy, loại trừ hoàn toàn hay loại trừ một lần tất cả được gọi là loại trừ bằng cách cắt đứt và sự loại trừ hoàn toàn bằng cách cắt đứt này hoàn thành vào lúc giác ngộ. Những phiền não được loại trừ vào sát na giác ngộ không bao giờ trở lại với người này nữa.
Một vị A La Hán đã hoàn toàn loại trừ tất cả mọi phiền não. Ngài không còn tham ái, sân hận, không kiêu mạn, không ganh tị và không còn các loại phiền não khác. Ngay cả khi bị trêu chọc các Ngài cũng không nổi giận. Khi thấy một vật dầu cho hấp dẫn đến đâu, đẹp đẽ đến đến các Ngài cũng không mảy may khởi lên một chút tham ái, dính mắc. Các Ngài đã loại trừ phiền não bằng cách cắt đứt hoàn toàn.
Tôi đã nói nhiều về loại loại trừ thứ nhất: sát na loại trừ, bây giờ chúng ta tìm hiểu sâu hơn về loại loại trừ thứ hai: tạm thời loại trừ.
Một khi bạn đã hành thiền tốt đẹp, bạn có thể loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tượng bạn đang quán sát thì bạn cũng có thể loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tuợng bạn không quan sát. Ví dụ: Bạn đang ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng hai tay chồng lên nhau, và chú tâm chánh niệm vào chuyển động của bụng. Lúc bấy giờ chuyển động của bụng là đề mục bạn đang quán sát, và cảm giác hai tay đang để chồng lên nhau, cảm giác mông đụng vào sàn nhà … là những đề mục bạn không quán sát. Khi phiền não trên đối tượng chuyển động ở bụng được loại trừ thì phiền não trên đối tượng cảm giác ở tay ở mông cũng được loại trừ)
Nếu bạn thực hành Thiền Minh Sát một cách tốt đẹp bạn sẽ có được hai loại loại trừ: Bạn kinh nghiệm được sự loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tượng đang quán sát; đó là sát na loại trừ. Và bạn cũng ngăn ngừa phiền não hay tham ái và ưu phiền khởi sinh trên những đối tượng không được quán sát. Ðó là tạm thời loại trừ.
Thông thường, khi mắt, tai, mũi, lưỡi … của ta tiếp xúc với các đối tượng liên hệ: hình sắc, âm thanh, mùi, vị … thì tham ái và sân hận khởi lên trong tâm ta. Ðiều này thường xảy ra đối với phần lớn mọi người. Nếu không thực hành chánh niệm trên các đối tượng đó thì chúng ta sẽ bị dính mắc hay ghét bỏ đối tượng ấy. Bởi vậy, hãy thận trọng ghi nhận chánh niệm mỗi khi các căn tiếp xúc với các trần.
Thiền Minh Sát chỉ có thể thành tựu hai loại loại trừ đầu tiên, đó là sát na loại trừ và tạm thời loại trừ. Nhưng Thiền Minh Sát không thể lọai trừ được loại loại trừ thứ ba là loại trừ hoàn toàn. Sự loại trừ hoàn toàn chỉ có thể đạt được bởi đạo tâm hay vào lúc giác ngộ.
Trên cõi đời
Khi Ðức Phật nói: Tỳ Khưu … loại trừ Tham ái và ưu phiền trên cõi đời thì Ngài muốn nói Tỳ khưu … loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tượng mà tỳ khưu đang quán sát. Chữ trên cõi đời có nghĩa là trên đối tượng đang quán sát. Chẳng hạn như trong câu: Tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời. thì chữ trong cõi đời ở đây có nghĩa là trong thân.
Tham ái và ưu phiền
Tham ái ở đây có nghĩa là tham lam dính mắc, luyến ái, tham dục và những tâm sở tương đương khác. Ưu phiền ở đây không phải chỉ có nghĩa là ưu phiền thôi mà bao gồm cả sân hận, ghét bỏ, thù hận, xuống tinh thần, lo âu phiền muộn … Có ba gốc rễ bất thiện là Tham, Sân, Si. Tham và Sân đã được nói đến ở đây. Tham ái (lobha) hay dính mắc, là gốc rễ bất thiện đầu tiên, Ưu phiền (dosa) hay sân hận là gốc rễ bất thiện thứ hai. Như vậy, khi nói đến tham ái là nói đến tất cả các hình thức của lobha. và Ưu phiền là nói đến mọi hình thức của Dosa. Si mê hay Moha không được nói đế ở đây vì moha rất khó ngăn ngừa hay loại trừ. Như vậy, câu trên phải hiểu như vầy:
Tỳ khưu thực hành thực hành việc quán sát bằng cách nỗ lực tinh tấn, chú tâm chánh niệm, đạt tâm định và ý thức rõ ràng sáng suốt, và ngay lúc có tinh tấn, chánh niệm, định tâm và tỉnh giác ấy đã (đồng thời) ngăn ngừa hay loại trừ được tham ái và ưu phiền phát sinh.
Ðối với các đối tượng của thọ, tâm và pháp cũng vậy (Chú giải cho rằng: chế ngự hay loại trừ tham ái và ưu phiền có nghĩa là chế ngự tất cả năm chướng ngại, bởi vì khi hai yếu tố mạnh mẽ nhất trong năm chướng ngại là tham sân đã được đề cập đến thì những chướng ngại còn lại cũng đưọc đề cập đến.)
Bạn đã biết bốn căn bản hay bốn nền tảng của sự thiết lập chánh niệm. Sở dĩ có bốn vì có bốn loại đối tượng:
1. Quán sát thân hay niệm thân: Ðôi lúc thân không có nghĩa là toàn thể cơ thể vật chất mà là một nhóm yếu tố hay thành phần của vật chất. Hơi thở cũng được gọi là thân. Những thành phần khác của thân cũng được gọi là thân … Chữ thân ở đây phải hiểu là tất cả những gì liên hệ với thân.
2. Quán sát thọ hay niệm thọ: Thọ là một tâm sở. Bây giờ ta đau ở thân và ta kinh nghiệm được sự đau vật chất này bằng tâm của ta. Trong tâm ta có một tâm sở gọi là thọ. Bởi vì đây là một sự đau, nên cảm thọ đây là cảm thọ đau. Khi đức phật nói: Tỳ Khưu quán sát thọ trên thọ có nghĩa là quán sát trên tâm sở thọ này chứ không phải chánh niệm trên sự đau. Trong thực hành khi đau ta chú tâm vào sự đau và quán sát chánh niệm vào sự đau. Nhưng thực ra, khi ghi nhận hay niệm thầm “đau, đau” là chúng ta đã thực sự ghi nhận tâm sở thọ, và tâm sở thọ này cảm nhận sự đau trong cơ thể ta. Cảm thọ gồm 3 loại: Vui, khổ và vô ký.
3. Quán sát thức (thức) hay niệm thức: Thông thường chữ citta được dịch là tâm nhưng nên dịch là thức đúng hơn. Chữ Citta có nghĩa là ý thức. Trong Tâm Lý Học Phật Giáo, tâm là sự tập hợp của bốn yếu tố. Vậy cái mà ta gọi là tâm thật ra là một tập hợp của bốn yếu tố. Ðôi khi có sự lẫn lộn giữa hai danh từ tâm và thức. Trước tiên hãy xem tâm là sự tập hợp của thức và các yếu tố của tâm. Thức được định nghĩa là sự nhận biết hay ý thức đối tượng. ý thức hay sự nhận biết đây không phải là sự nhận biết hay ý thức trong chánh niệm. Thức ở đây chỉ là sự ý thức hay sự nhận biết thông thường. Chẳng hạn như, tôi nhận biết có người nào đang đứng đó, mặc dầu tôi đang nhìn đây. Sự nhận biết hay ý thức như vậy gọi là thức (citta). ít ra trong Vi Diệu Pháp cũng gọi sự nhận biết đơn thuần này là thức. Theo nghĩa thông thường thì chữ thức có một nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn. Cần ghi nhận một điểm ở đây là: Chúng ta dùng chữ thức để chỉ cho (citta), nhưng dịch như vậy không chính xác. Thức được định nghĩa là một yếu tố hay thành phần của tâm, và thành phần của tâm này làm nhiệm vụ ý thức hay nhận biết đối tượng. Chỉ khi nào có nhận biết đối tượng thì mới có sự tiếp xúc (xúc) với đối tượng, cảm nhận đối tượng, thích đối tượng, không thích đối tượng v.v… Như vậy, những tâm sở đã hỗ trợ cho thức, nhưng đồng thời cũng là những thành phần của tâm. Như vậy, trước tiên tâm được chia làm hai thành phần: Thức và tâm sở. Xúc, thọ, tưởng, chú tâm, thích, không thích … được gọi là những tâm sở (yếu tố của tâm). Theo vi diệu pháp thì có 52 tâm sở và 52 tâm sở này được chia làm ba nhóm: thọ, tưởng và hành. Như vậy, khi ta thêm thức vào nhóm thọ, tưởng hành này thì ta sẽ có bốn thành phần của tâm: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Mỗi khi tâm nhận đối tượng thì bốn thành phần này cùng sinh khởi một lúc.
Ðức Phật với trí tuệ cao siêu có thể phân tích và định danh từng tâm sở này một cách tinh tế rõ ràng khi chúng đồng thời nhận đối tượng. Ðây là một điều thật kỳ diệu.
Khi đang hành thiền và có sự lo âu phát sinh ta ghi nhận: “lo âu, lo âu”, có nghĩa là lúc bấy giờ ta có một thức đi kèm với lo âu. Ðây là quán sát trên “thức”. Khi ta ghi nhận: “Giận, giận” thì ta cũng đang quán sát trên thức.
4. Quán sát Pháp trên Pháp: Dhamma (Pháp) là một chữ Pāḷi rất khó dịch hay khó có thể dịch một cách chính xác. Tùy theo từng trường hợp, chữ Dhamma được dùng với một nghĩa khác. Ta không thể dùng một chữ cố định nào đó để dịch chữ Dhamma vì làm như thế sẽ sai. Dhamma được dùng trong kinh Ðại Niệm Xứ chỉ đơn giản để chỉ: Năm chướng ngại, năm nhóm tập hợp, sáu căn, sáu trần, bảy pháp giác ngộ, bốn chân lý cao thượng. Chữ Pháp dùng trong niệm pháp chỉ để chỉ các pháp nêu trên thôi. Như vậy, nên để nguyên chữ Dhamma, đừng dịch, và hãy hiểu chữ Dhamma tùy theo từng trường hợp, từng đoạn kinh. Phần lớn dịch Dhamma là ‘đối tượng thuộc về tâm’ hay ‘đối tượng của tâm’. Nhưng cả hai lối dịch này đều không thỏa đáng.
Bây giờ chúng ta hãy học cách quán sát pháp trên pháp. Nếu chú tâm vào sự sân hận là bạn đã quán sát pháp trên pháp. ở đây, một lần nữa tôi nhắc lại: Pháp không có nghĩa là giáo pháp hay gì khác. Thấy cái gì và bạn chú tâm chánh niệm vào cái đó là bạn đang quán sát pháp trên pháp. Như vậy đề mục pháp để quán sát rất rộng bao gồm: Năm chướng ngại, năm nhóm tập hợp, sáu căn, sáu trần, bảy pháp giác ngộ, bốn chân lý cao thượng. Nếu chúng ta dịch Dhamma là đối tượng thuộc về tâm có nghĩa là lấy tâm làm đối tượng để quán sát thì không đúng lắm vì có nhiều đối tượng không phải là tâm (như các trần: hình sắc, mùi, vị …). Nếu dịch là “đối tượng của tâm” có nghĩa là bao gồm tất cả mọi đối tượng, đối tượng nào cũng được. Cả thân lẫn tâm đều là đối tượng. Vậy thì niệm gì cũng có thể gọi là niệm pháp được cả. Vì không thể nào dịch chữ Dhamma cho chính xác được, thế nên hãy để yên chữ Pāḷi, đừng dịch.
Tôi đã từng nói với các bạn rằng không phải thực hành bốn căn bản chánh niệm theo thứ tự ghi trong sách, cũng không cố gắng tìm xem ta đang quán sát lãnh vực nào của chánh niệm: quán sát thân, quán sát thọ, quán sát tâm hay quán sát pháp. Nếu cố gắng tìm xem ta đang chánh niệm loại nào đây thì sẽ bị vọng tâm. Là một thiền sinh, bạn phải quán sát chi nhận đề mục trong hiện tại; không cần tìm hiểu xem đề mục thuộc loại nào: thân, thọ, tâm hay pháp gì cả. Dầu đề mục gì đi nữa, bổn phận của bạn là chánh niệm ghi nhận để khỏi tham đắm, dính mắc hoặc ưu phiền sân hận trên đối tượng mà bạn đang quán sát này.
Ðể khỏi bị tham ái và ưu phiền (sân hận) bạn phải tinh tấn chú tâm chánh niệm. Bạn không có đủ thì giờ để tìm xem đây là tâm là pháp hay đây là cái gì khác. Khi hành Thiền Minh Sát bạn phải thực hành trên tất cả bốn căn bản chánh niệm mỗi một khi chúng diễn ra. Bao lâu bạn chánh niệm trên đối tượng trong hiện tại là bạn đã hành thiền đúng, và hành thiền tốt đẹp. Hành thiền không tốt là khi bạn bị tư tưởng lôi kéo đi, bạn quên mất việc hành thiền trong vài giây hay trong vài phút. Nhưng bao lâu bạn còn chánh niệm là bạn đã làm đúng và việc hành thiền đang tiến triển tốt đẹp.
Có thiền sinh nghĩ rằng nếu họ không định tâm được trên đề mục chính là họ không hành thiền. Ðôi khi họ nói: “ô! Tôi đã phí thì giờ để ghi nhận tâm đi đây đi đó, và tôi không có nhiều thì giờ để chú tâm với đề mục chính.” Dầu bạn chú tâm vào đề mục chính hay đề mục phụ, điều đó không quan trọng; bao lâu bạn còn chú tâm vào chúng được là bạn đã hành thiền đúng.
Ðiều quan trọng đầu tiên trong việc hành Thiền Minh Sát là chú tâm chánh niệm vào đề mục đang xảy ra trong hiện tại. Ðôi khi bạn bị thất niệm, bạn hãy lấy sự thất niệm này làm đề mục và ghi nhận “quên, quên” hay “thất niệm, thất niệm” rồi trở về với đề mục chính. Bạn phải luôn luôn chánh niệm trong mọi lúc, trong mọi nơi, và nếu bạn có thể giữ chánh niệm liên tục, tâm khắn khít trên đề mục thì bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng và sẽ bắt đầu thấy được bản chất của sự vật; có nghĩa là bạn sẽ thấy được đề mục sinh và diệt. Khi thấy được sự vật sinh diệt bạn cũng thấy được sự vật là vô thường. Khi thấy được sự vật vô thường bạn cũng thấy được bản chất đau khổ của sự vật và bản chất vô ngã hay thấy rằng bạn không thể điều khiển hay kiểm soát chúng được; chúng sinh và diệt một cách tự do theo ý muốn của chúng, ta không làm chủ được chúng. Khi thấy được như thế là bạn đã thấy được ba bản chất tổng quát của mọi pháp hữu vi, pháp có điều kiện. Thấy bản chất vô thường, khổ, vô ngã của sự vật là mục tiêu, hay cốt tủy của Thiền Minh Sát. Nếu bạn hành Thiền Minh Sát bạn phải thấy ba đặc tính này bởi vì chữ minh sát (Vipassanā) có nghĩa là thấy bằng nhiều cách. Và thấy bằng nhiều cách có nghĩa là thấy sự vật dưới ánh sáng của Vô thường, dưới ánh sáng của Khổ và dưới ánh sáng của Vô ngã. Ðiều quan trọng và mục tiêu của việc hành Thiền Minh Sát là thấy ba đặc tính này, và để thấy ba đặc tính này chúng ta phải quán sát, theo dõi đề mục trong hiện tại. Muốn chú tâm vào đề mục hiện tại bạn cần phải tinh tấn. Không có tinh tấn không thể đạt được kết quả tốt đẹp. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật dạy: Phải có tinh tấn, ý thức sáng suốt và chánh niệm trong khi hành thiền minh sát. Khi chúng ta có thể thực hành trọn vẹn, đầy đủ những điều kiện này – tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm – và tâm định thì chúng ta có thể chế ngự được tham ái và ưu phiền trên đối tượng chúng ta đang quán sát.
Ðây là phần tóm lược kinh Ðại Niệm Xứ, bài pháp lớn về căn bản của chánh niệm. Nếu bạn nắm vững phần tóm lược này tôi tin rằng bạn sẽ hiểu rõ thế nào là Thiền Minh Sát và hiểu rõ cách hành trì. Có nhiều chỉ dẫn chi tiết khác cho việc hành thiền, tôi hy vọng các bạn đã quen thuộc với những chỉ dẫn này.
Cầu mong các bạn thực hành theo những lời chỉ dẫn này một cách tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác để có thể chế ngự mọi tham ái và ưu phiền sân hận trên cõi đời.
Hòa thượng Silananda giảng
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch
Đức Phật dạy trong bài Kinh SN 47.46, rằng:
Hãy sống hộ trì với sự hộ trì của Giới bổn Pātimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và thực hành các học giới.
Rồi y cứ trên giới, an trú trên giới, hãy tu tập bốn niệm xứ.
Y cứ trên giới, an trú trên giới, tu tập bốn niệm xứ dầu là đêm hay ngày. Sẽ đưa tới sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không phải sự tổn giảm.
***Lời bình: Cần phân biệt “lỗi nhỏ nhặt” và “điều học nhỏ nhặt”. Trong kinh Đại-Bát-Niết-Bàn, trước khi tịch diệt, Đức Phật nói với Đại Đức Ānanda, hội chúng có thể thay đổi những “điều học nhỏ nhặt”, nếu muốn.
Thí dụ, vị Tỳ khưu phải đi chân đất, nhưng ở khu vực địa lý có nhiều đá nhọn, gồ ghề vị ấy có thể mang dép lê hay nơi lạnh lẽo, vị ấy có thể mang vớ để giữ ấm là điều học nhỏ nhặt. Còn việc ngắt đọt cây, ngọn cỏ cũng là điều học nhỏ nhặt, nhưng nó thuộc về lỗi nhỏ nhặt.
Trong kinh SN 47.36 Chánh Trí Đức Phật dạy rằng:
“Những ai thực hành tứ niệm xứ, quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham sân ở đời. Tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, sẽ thành tụ một trong hai quả: đắc chánh trí ngay trong hiện tại hoặc đạo quả Bất-lai”.
Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.
“Ekāyano ayaṁ, bhikkhave, maggo sattānaṁ visuddhiyā, sokaparidevānaṁ samatikkamāya dukkhadomanassānaṁ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṁ cattāro satipaṭṭhānā.
Thế nào là bốn?
Katame cattāro?
Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṁ,
sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṁ,
sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṁ,
sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṁ.
“Này các Tỷ-kheo, nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Ðạo Sư mà không hỏi, thời này các Tỷ-kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.”
“siyā kho pana, bhikkhave, satthugāravenapi na puccheyyātha. Sahāyakopi, bhikkhave, sahāyakassa ārocetū”ti.
Tình thương có ba loại: tình thương với tâm tham ái, tình thương trong gia đình và tình thương với tâm từ.
Tình thương với tâm tham ái như thế nào?
Tình thương này gắn bó với nhau do tâm tham hài lòng với nhau; tình thương này thường có giới hạn, mỗi người tự xem như thuộc sở hữu của nhau, do tâm tham ấy nên thường xảy ra khổ tâm.
Ðức Phật dạy: “Tham ái là nhân sinh khổ đế.”
Cho nên, khi tham mà được hài lòng thì sẽ làm nhân sinh khổ lâu dài; khi tham mà không được hài lòng thì sẽ làm nhân sinh khổ dữ dội.
Tâm tham là nhân mà tâm sân là quả. Cho nên, thương bao nhiêu thì khổ cũng bấy nhiêu!
Tình thương trong gia đình như thế nào?
Tình thương này cũng có giới hạn những người trong gia đình. Nếu tình thương này xuất phát từ tâm tham thì dù tham được hài lòng hoặc không được hài lòng cũng có thể làm nhân duyên phát sinh tâm sân làm cho khổ tâm; nếu tình thương này xuất phát từ tâm thiện thì tâm thiện ấy cũng bị giới hạn trong gia đình, dòng họ, khó được trong sạch hoàn toàn.
Cả hai loại tình thương trên gọi là tâm từ giả, bởi vì tình thương ấy phát sinh từ tâm tham, bị phiền não làm ô nhiễm, bị biến đổi theo đối tượng.
Tình thương với tâm từ như thế nào?
Tình thương với tâm từ là tâm từ rải khắp đến tất cả chúng sinh không giới hạn, không ngoại trừ một chúng sinh nào, mong tất cả chúng sinh thường được an lạc.
Tình thương này gọi là tâm từ, bởi vì tình thương phát sinh từ thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, không bị biến đổi theo đối tượng hạng chúng sinh nào.
Năm pháp chướng ngại hay còn gọi là năm triền cái bậc thấp: thân kiến (sakkāyadithi), hoài nghi (vicikicchā), giới cấm thủ (sīlabbatapārāmāsa), kích thích lòng vui thú (kāmacchanda), oán ghét (byāpāda).
“Này thanh niên Bà-la-môn, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn (hộ trì các giác quan)?
“Kathañca, māṇava, bhikkhu indriyesu guttadvāro hoti?
khi mắt thấy sắc, Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Idha, māṇava, bhikkhu cakkhunā rūpaṁ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī;
Những nguyên nhân gì, khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn.
yatvādhikaraṇamenaṁ cakkhundriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ; tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṁ, cakkhundriye saṁvaraṁ āpajjati.
Khi tai nghe tiếng…
Sotena saddaṁ sutvā …pe…
mũi ngửi hương…
ghānena gandhaṁ ghāyitvā …
lưỡi nếm vị…
jivhāya rasaṁ sāyitvā …
thân cảm xúc…
kāyena phoṭṭhabbaṁ phusitvā …
ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
manasā dhammaṁ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī;
Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn.
yatvādhikaraṇamenaṁ manindriyaṁ asaṁvutaṁ viharantaṁ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṁ; tassa saṁvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṁ, manindriye saṁvaraṁ āpajjati.
Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục.
So iminā ariyena indriyasaṁvarena samannāgato ajjhattaṁ abyāsekasukhaṁ paṭisaṁvedeti.
Như vậy, này thanh niên Bà-la-môn, Tỷ-kheo hộ trì các căn.
Evaṁ kho, māṇava, bhikkhu indriyesu guttadvāro hoti.
– DN10 –
Tứ Thánh Đế vốn dĩ không mất đi, bởi vì, các chúng sanh bị chìm trong Vô Minh nên không thấy được Tứ Đế. Cho đến khi Bậc Chánh Giác xuất hiện trên thế gian, Ngài làm cho hiển lộ Tứ Thánh Đế từ trong Vô Minh. Ví như mặt trời xuất hiện, xoá tan đi màng đêm đen tối vậy.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, không có hào quang lớn. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám. Cho đến khi ấy, không có sự tuyên bố, không có sự thuyết giảng, không có sự trình bày, không có sự thiết lập, không có sự khai diễn, không có sự phân tích, không có sự hiển thị bốn Thánh đế.
Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Cho đến khi ấy, có sự tuyên bố, có sự thuyết giảng, có sự trình bày, có sự thiết lập, có sự khai diễn, có sự phân tích, có sự hiển thị bốn Thánh đế.
Cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
Trích SN 56.38
Này Potthapāda, với lời dạy này cần phải hiểu rằng: tưởng sanh trước trí sanh sau, tưởng sanh trí mới sanh.
Iminā kho etaṁ, poṭṭhapāda, pariyāyena veditabbaṁ—yathā saññā paṭhamaṁ uppajjati, pacchā ñāṇaṁ, saññuppādā ca pana ñāṇuppādo hotī”ti.
– DN9 –
Người Chết
1. Thân hành đoạn diệt (dừng hơi thở ra vào).
2. Khẩu hành đoạn diệt (dừng suy nghĩ trong lời nói).
3. Ý hành đoạn diệt (dừng các hoạt động của tâm thức).
4. Thọ mạng đoạn tận (hết tuổi thọ).
5. Sức nóng tịnh chỉ (thân nhiệt giảm xuống).
6. Các căn huỷ hoại (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý bị diệt).
Vị nhập Diệt Thọ Tưởng Định
Giống người đã chết từ số 1 đến 3.
4. Thọ mạng còn.
5. Sức nóng còn.
6. Các căn trong sáng.
Vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát là hai.
Thế nào là vô lượng tâm giải thoát?
An trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi, … với tâm câu hữu với hỷ, … an trú, biến mãn, một phương với tâm câu hữu với xả, … quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
Thế nào là đại hành tâm giải thoát?
Đến một gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền).
Đến một ngôi làng an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền).
Đến hai hay ba ngôi làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền).
Đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền).
Đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền).
Đến như địa cầu này được bao quanh bởi đại dương, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền).