WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Nói Về Pháp Có 17 Chi

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA

—–

KHO TÀNG PHÁP BẢO
(DHAMMA DHANA)

Soạn giả:

Bhikkhu Nāga Mahā Thera – Tỳ khưu Bửu Chơn

PL.2505 – DL.1961

– Sự ghi nhớ phát sanh lên do 17 cách:

1) abhiyānato: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự hiểu biết rõ;

2) kutumbikāya sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do mình là chủ của 1 tài sản hay chủ của 1 gia đình;

3) oḷārika viññāṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh do trí tuệ rộng lớn;

4) hita viññāṇato sati: sự ghi nhớ pháp do biết được sự lợi ích;

5) ahita viññaṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh do sự giật mình nhớ cái khổ hoặc sự thất bại đã gặp rồi;

6) sabhāganimittato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do những điềm lành thuận tiện đưa đến cho mình;

7) visabhāganimittato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do điềm dữ không thuận tiện đưa đến cho mình;

8) kathābhiññānato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do nhớ lại lời nói của kẻ khác đã nói cho mình;

9) lakkaṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do vật làm dấu;

10) saraṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự bảo hộ hay tiếp độ;

11) muddhato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự gom tri lại;

12) gaṇanato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự đếm;

13) dhāraṇato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự nâng đỡ, gìn giữ;

14) bhāvanāto sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự suy xét, tham thiền;

15) potthakanibandhanato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do sự cột tâm theo sách vở;

16) upanikkhepanato sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do vật lấy để kế 1 bên;

17) anubhūto sati: sự ghi nhớ phát sanh lên do nhớ lại sự vật mình đã từng biết từng thấy.