Soạn giả
Trưởng Lão Hoà Thượng Hộ Tông
Vaṅsarakkhita Mahāthera
Trai hựu tác thời: chữ trai là thời.
Trai thực thời thực giả: ăn chay là ăn đúng buổi vậy.
Trai giả vị bất quá trung thực: trai ấy nói: sự ăn không quá ngọ.
Chánh ngọ dĩ tiền sở tác chi thực sự giả: đúng ngọ về trước, nên ăn vậy.
Giới luật thượng: trong giới luật.
Ư thực phân thời phi thời: có chia về sự ăn, làm: thời và phi thời.
Chánh ngọ dĩ tiền vi chánh thời: đúng ngọ về trước là chánh thời.
Dĩ hậu vi phi thời: về sau là phi thời.
Thời giả nghi thực: chánh thời nên ăn.
Phi thời giả bất nghi thực: phi thời chẳng nên ăn.
Nhơn nhi thời trung chi thực vi trai thực: nhơn đó ăn trong thời là ăn chay (trai thực).
Tự điển viết: tự điển nói.
Trai giới giả, kỉnh giả: trai là giới vậy, kính vậy.
Thị thông ư nhứt thiết: ấy là nghĩa chung cả thảy.
Phạn danh ô bô sa tha: tiếng phạn kêu là uposatha.
Hựu viết bố tát: lại cũng nói rằng bồ-tát.
Thuyết thức giả, thanh tịnh chi nghĩa: ấy là nói rõ cái nghĩa thanh tịnh vậy.
Hậu chuyển viết trai viết thời: sau đổi: nói rằng: trai là thời.
Chánh chỉ bất quá trung trực chi pháp: chính, chỉ có phương pháp ăn không quá ngọ1Chỉ có phương pháp không ăn quá ngọ là đúng đắn..
Thủ chi viết trì trai: vâng giữ như thế gọi là trì trai.
Thị vi trai chi bản nghĩa: ấy là nghĩa chính chữ trai.
Nhiên hậu hựu nhứt chuyển nhi vi bất vi nhục thực: nhưng sau lại, tóm quát cả, đổi là không nên ăn thịt.
Thử nhơn đại thừa giáo chi bản ý: đó là do cái bản ý đại thừa giáo.
Trí trọng cấm nhục thực: rất nặng về sự cấm ăn thịt.
Toại viết trì trai giả, cấm nhục thực giả: bèn gọi người trì trai rằng: (người) cấm ăn thịt vậy.
Tinh tấn vân giả, duy bất nhục thực chi sự giả: nói rằng: người tinh tấn, chỉ có sự không ăn thịt vậy.
‒ Dứt tác phẩm Lịch sử Phật pháp (Pl.2497-Dl.1954) ‒
Chú thích:
- 1Chỉ có phương pháp không ăn quá ngọ là đúng đắn.