WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Giải về chín thứ tử thi phần

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
—–

THÂN QUÁN NIỆM XỨ
(KĀYĀNUPASSANĀSATIPAṬṬHĀNA)

Soạn giả
TRƯỞNG LÃO HỘ TÔNG
(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)

Hành giả người bổ sung thông tuệ đề mục còn phải hành thêm 9 thứ tử thi phần tiếp theo nữa, 9 thứ tử thi ấy giải về thân thể đã chết mà người đem liệng bỏ trong mộ địa.

Tử thi thứ nhất

Puna caparaṃ bhikkhave bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sīvathikāya chaḍḍitaṃ ekāhamataṃ vā dvihamataṃ vā tihamataṃ vā uddhumātakaṃ vinīlakaṃ vipubbakajātam so imameva kāyaṃ upasaṃharati ayampikho kāyo evaṃ dhammo evaṃ bhāvī evaṃ anatītoti iti ajjhattaṃ va kāye kāyanupassī viharati bahiddhā vā kāye kāyanupassī viharati.

Các tỳ khưu này! Người thấy kinh sợ trong nẻo luân hồi, trong pháp luật của Như Lai, còn có tử thi phần thứ nhất, phải hành thêm nữa, tỳ khưu nên quán tưởng thấy thân thể tử thi đã chết qua được 1,2 hoặc 3 ngày, mà người đem liệng để trong mộ địa, có trạng thái sình lên, có màu khác nhau, nhất là sắc xanh và có máu mủ, từ trong thân chảy ra ngoài, thế nào, tỳ khưu đó, tự nhiên xem xét, quán tưởng đem đối chiếu với thân mình rằng: thân ta đây cũng có trạng thái như thế đó là lệ thường, phải là như vậy, không sao thoát khỏi trạng thái đó được, là sẽ như thế đó, tự nhiên, quán tưởng thấy thân phần riêng biệt có trong thân của mình và ở ngoài tức là của kẻ khác.

Tử thi thứ 1 này chỉ gọi là bất tịnh đề mục thôi. Trong thời bắt đầu quán tưởng tử thi thứ nhất đây, phải theo 3 ý nghĩa sau này:

Ý nghĩa thứ 1: Uddhumātaka asubhakammaṭṭhāna tức là pháp quán tưởng tử thi đã chết được 1, 2 hoặc 3 ngày mà người đem liệng để trong mộ địa có trạng thái sình lên. Hành giả tiến triển bất tịnh đề mục này cần phải thấy là vật đáng gớm ghê rõ rệt đến mắt.

Trong thời hành giả, khởi niệm tưởng đề mục này trước phải nhìn xem và nhớ cho kỹ, rồi sau mới nên hành. Cách thức quán tưởng, cần phải phân biệt, niệm như vầy “uddhumātakaṃ paṭikūlaṃ uddhumātakaṃ paṭikūlaṃ, tử thi sình đáng gớm ghê … như vậy. Nên niệm đến 100, 1000 lần, nhiều hơn càng tốt cho đến khi tâm thấy rõ rệt uggahanimitta như sau này: thấy tử thi có nhiều màu khác nhau, nhất là sắc xanh; thấy tử thi là tướng của người nam hoặc nữ; thấy tử thi theo hình trạng; thấy tử thi từ rún trở lên là hướng trên, từ rún trở xuống là hướng dưới; thấy phân biệt rằng: đây là đầu, là tay … ở ngay chỗ này… ; thấy tử thi là phần chung: từ bàn chân trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, gọi là sabhāgapariccheda và thấy 32 bộ phận theo mỗi phần riêng biệt, không lẫn lộn, gọi là visbhāgapariccheda, như vậy, cho thấy là vật đáng nhờm gớm rõ rệt đến mắt là nhân sanh paṭibhāganimitta.

 Lại nữa, hành giả tiến hành uddhumātaka asubhakammaṭṭhāna phải quán tưởng thêm theo 4 ý nghĩa nữa là: nên phân biệt tử thi theo trạng thái dính với thân thể, theo từ phần, từ đoạn; phải phân biệt tử thi theo chỗ trũng, lỗ, như cổ, mắt và miệng; nên phân biệt tử thi trong nơi gò, như đầu gối, ngực, trán; nên phân biệt tử thi chung quanh mình đầy đủ như vậy, cho đến khi thấy là vật đáng nhờm gớm, cho phát sanh paṭibhāganimitta.

Trong thời đó, hành giả nên dùng paṭibhāganimitta của uddhumtā akāsubhakammaṭṭhāna mà nhập sơ thiền cho đến khi đắc định chân chánh. Giờ đó, nếu hành giả mong hành đề mục thông tuệ của thân quán niệm xứ, phải là người xuất thiền trước, rồi mới trở quán tưởng sơ thiền tâm cho là sắc danh, rồi mới nên tiến hành quán đề mục tiếp theo.

Cái chi là sắc danh của sơ thiền tâm?

Quả tim là nơi trú, là chỗ sanh sơ thiền, gọi là sắc pháp. Chi của sơ thiền tâm nương theo quả tim gọi là danh pháp. Trong thời đó, hành giả nên có trí nhớ và tri giác phân biệt theo, biết cho kịp ngay sắc danh theo quả tim. Nên phân biệt trong tâm rằng “biết à”, như vậy, mới gọi là pháp thông tuệ của thân quán niệm xứ đề mục.

Ý nghĩa thứ 2: Vinīlakāsubhakammaṭṭhāna: tức là sự quán tưởng tử thi, chết được 1,2 hoặc 3 ngày mà người đem liệng để trong mộ địa, có trạng thái, có màu sắc khác nhau nhất là sắc xanh. Hành giả tiến triển đề mục tử thi này nên thấy là vật đáng nhờm gớm, rõ rệt đến tâm.

Trước khi bắt đầu quán tưởng đề mục này, hành giả phải nhìn xem, nhớ cho kỹ, rồi mới nên hành. Cách niệm đề mục tử thi này, hành giả nên phân biệt rằng: “vinīlakaṃ paṭikūlaṃ, tử thi sình màu xanh” như vậy. Nên niệm đến 100, 1000 lần hoặc nhiều hơn càng tốt, cho đến khi phát sanh uggahanimittapaṭibhāganimitta, rồi dùng paṭibhāganimitta để nhập sơ thiền cho chơn chánh. Tiếp theo, nếu hành giả mong hành pháp thông tuệ đề mục, trước cần xuất định rồi mới trở lại quán tưởng chi của sơ thiền tâm cho là sắc danh trước, rồi tiến triển thông tuệ đề mục.

Cái chi là sắc danh của sơ thiền tâm? Quả tim là nơi trú và nơi sanh của sơ thiền tâm, gọi là sắc pháp. Chi của sơ thiền tâm nương nơi tim gọi là danh pháp. Trong thời đó, hành giả nên có trí nhớ và tri giác phân biệt theo, biết cho kịp ngay sắc danh nương theo quả tim, nên phân biệt để trong tâm rằng: “biết à”, như vậy, mới gọi là thông tuệ của thân quán niệm xứ.

Ý nghĩa thứ 3: Vipubbokāsubhakammaṭṭhāna: tức là sự quán tưởng tử thi chết được 1, 2 hoặc 3 ngày, mà người đem liệng để trong mộ địa đó có máu mủ chảy ra ngoài. Hành giả nên thấy là vật đáng ghê gớm, rõ rệt đến tâm.

Trước khi tiến triển đề mục này, hành giả phải nhìn xem, nhớ cho kỹ rồi mới nên quán tưởng. Cách niệm đề mục này, hành giả nên quán tưởng rằng “vipubbakaṃ paṭikūlaṃ – tử thi có mủ máu đáng ghê gớm”, như vậy. Nên niệm cho được 100, 1000 lần, nhiều hơn càng tốt cho đến khi phát sanh uggahanimittapaṭibhāganimitta. Trong thời đó, nên dùng paṭibhāganimitta để nhập sơ thiền tâm cho được chơn chánh. Tiếp theo, hành giả nên có tâm mong mỏi hành quán đề mục, trước phải xuất sơ thiền tâm, rồi mới trở lại quán tưởng chi sơ thiền tâm cho là sắc danh trước rồi hành thông tuệ đề mục.

Cái chi là sắc danh của chi sơ thiền tâm?

Quả tim là nơi trú và nơi sanh sơ thiền tâm, gọi là sắc pháp. Chi của sơ thiền tâm nương theo quả tim, gọi là danh pháp. Trong thời đó, hành giả nên có trí nhớ và trí giác phân biệt, biết theo cho kịp ngay sắc danh nương theo quả tim, nên phân biệt để trong tâm rằng: “biết à” như vậy, mới gọi là thông tuệ của thân quán niệm xứ.

‒ Dứt tử thi phần thứ nhất ‒

Về phần mấy loại tử thi kia cũng nên so sánh theo tử thi phần thứ nhất (xem thêm trong phép chánh định.)