PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
—–
THÂN QUÁN NIỆM XỨ
(KĀYĀNUPASSANĀSATIPAṬṬHĀNA)
Soạn giả
TRƯỞNG LÃO HỘ TÔNG
(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
Hành giả, người bổ sung thông tuệ đề mục, nên thực hành tứ đại phần, thêm nữa.
Puna caparaṃ bhikkhave bhikkhu immeva kāyaṃ yathā ṭhitaṃ yathā paṇihitam dhātuso paccavekkhati.
Thầy tỳ khưu này! Người thấy sự kinh sợ trong nẻo luân hồi, trong pháp luật của Đức Như Lai cần phải thi hành tứ đại phần thêm nữa. Tỳ khưu, tự nhiên, quán tưởng thấy thân rõ rệt theo trạng thái tan rã, riêng biệt nhau theo tướng của hình dáng tứ đại, như vầy.
Aṭṭhi imasmiṃ kāye paṭhavīdhātu apodhātu tejodhātu vāyodhātūti iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Hành giả, tự nhiên, phân biệt quán tưởng thân phần, phân tách có trong thân của mình và trong thân của kẻ khác là đất, nước, lửa, gió có trong thân này, như vậy.
Mahāhatthipadopame pana katamā āvuso ajjhaṭṭhikā paṭhavīdhātu yaṃ ajjhataṃ vā paccattaṃ kakkhaḷam kharigataṃ upādinnaṃ seyyathīdaṃ kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nahārū aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ karīsaṃ udariyaṃ yaṃ vā panaññampi kiñci ajjhattaṃ paccattaṃ kakkhaḷaṃ kharigataṃ upādinnaṃ ayam vuccatāvuso, ajjhaṭṭhikā paṭhavīdhātu.
Āvuso này! Chất đất có trong phía trong thân của chúng sanh đã có giải để trong kinh Mahāhatthipadopamasūtra như thế nào?
Loại đất nào có trong phía trong thân của chúng sanh là trạng thái cứng, mềm, dịu, dẻo, mà phàm nhân cố chấp, là cái chi? Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, trái cật, tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi, ruột già, ruột non, thực phẩm mới, phẩn, não, hoặc chất đất nào cũng vậy, có trong thân của chúng sanh là trạng thái mềm hoặc cứng mà phàm nhân cố chấp gìn giữ. Āvuso này! Trạng thái ấy gọi là chất đất có trong thân chúng sanh.
Katamā āvuso ajjhattikā apodhātu yaṃ ajjhataṃ paccataṃ āpo āpogataṃ upādinnaṃ seyyathīdaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lasikā muttaṃ yaṃ vā panaññampi kiñci ajjhataṃ paccataṃ āpo apogataṃ upādinnaṃ ayaṃ vuccatāvuso ajjhaṭṭhikā apodhātu.
Āvuso này! Chất nước có trong thân chúng sanh đã có giải để trong kinh (Mahahaṭṭhipadopamasutra) là cái chi?
Chất nước nào có trong thân chúng sanh là trạng thái ướt át, thấm, mà phàm nhân cố chấp gìn giữ là cái chi? Mật, đàm, mủ, máu, mỡ đặc, mồ hôi, nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt, nước tiểu hoặc chất nước nào cũng vậy, là trạng thái có trong phía trong thân của chúng sanh là trạng thái thấm, ướt át, mà phàm nhân cố chấp giữ gìn. Āvuso này! Trạng thái ấy, gọi là chất nước có trong thân của chúng sanh.
Katamā āvuso ajjhaṭṭhikā tejodhātu yaṃ ajjhataṃ paccattaṃ tejo tejogataṃ upādinnaṃ seyyathīdaṃ yena ca santappati yena ca jariyati yena ca paridayhati yena ca asitapītakhāyitasāyitam sammā pariṇānaṃ gacchati yaṃ vā pānaññampi kiñci ajjhattaṃ paccattaṃ tejo tejogataṃ upādinnam ayaṃ vuccatāvuso ajjhatihikā tejodhātu.
Āvuso này! Chất lửa có trong tâm của chúng sanh đã có giải để trong kinh Mahahaṭṭhipadopamasutra là cái chi?
Chất lửa nào có trong thân của chúng sanh là trạng thái ấm áp, mà phàm nhân cố chấp gìn giữ, là cái chi? Chất lửa: làm cho châu thân nóng đều; làm cho thân thể già yếu; làm cho thân thể ấm áp; làm cho thực phẩm tiêu hóa. Hoặc chất lửa nào chẳng hạn, có trong phía trong thân của chúng sanh là trạng thái mà phàm nhân cố chấp gìn giữ. Āvuso này! Trạng thái đó, gọi là chất lửa, có trong phía trong thân của chúng sanh.
Katannā āvuso ajjhatkā vāyadhātu yaṃ ajjhataṃ paccattaṃ vāyo vāyogataṃ upādinnaṃ seyyathīdaṃ uddhaṅgamā vātā adhogamā vātā kucchisayā vātā kotthāsayā vātā aṅgamaṅgānusārino vātā assāso passāso iti vā yaṃ vā panaññampi kiñci ajjhataṃ paccattaṃ vāyo vāyogataṃ upādinnaṃ ayaṃ vuccatāvuso ajjhaṭṭhikā vayodhātu.
Āvuso này! Chất gió có trong thân của chúng sanh, đã có giải để trong kinh Mahahaṭṭhipadopamasutra là thế nào?
Chất gió nào có trong thân của chúng sanh, có trạng thái phất phơ, mà phàm nhân cố chấp gìn giữ, là cái chi? Gió quạt lên phía trên, gió quạt xuống phía dưới, gió quạt trong dạ dày, gió quạt trong ruột, gió quạt khắp thân thể tứ chi lớn nhỏ, gió hít vô thở ra. Loại gió nào cũng vậy, có trong thân chúng sanh là trạng thái phất phơ, mà phàm nhân cố chấp gìn giữ. Āvuso này! Trạng thái đó, gọi là chất gió, có trong thân của chúng sanh.
Hành giả tiến triển pháp thông tuệ đề mục của tứ đại phần (dhatupabbo) trong thân quán niệm xứ đó, nên phân biệt trạng thái của tứ đại như vầy:
Paṭhavīdhātu: chất đất có trạng thái mềm hay cứng, khi rõ rệt đến thân môn rồi, nên phân biệt rằng: “mềm à, cứng à”.
Cái chi là sắc danh, trạng thái của chất đất, rõ rệt đến hành giả? Các hình trạng nhỏ lớn mềm, hoặc cứng rõ rệt đến thân môn của hành giả là sắc pháp. Ý thức (manoviññāṇa) biết hình trạng nhỏ, lớn hoặc mềm, rõ rệt đến thân môn đó, là danh pháp.
Āpodhātu: chất nước có tướng ướt át, thấm, khi rõ rệt đến thân môn, nên phân biệt để trong tâm rằng: “ướt át à, thấm à”, như vậy.
Cái chi là sắc danh, tướng, trạng thái của chất nước rõ rệt đến hành giả? Tình trạng rõ đến ý môn đó là sắc pháp. Ý thức biết tình trạng ướt át, thấm, rõ rệt đến ý môn là danh pháp.
Tejodhātu: chất lửa có tướng ấm áp, khi rõ rệt đến thân môn rồi nên phân biệt để trong tâm rằng: “ấm áp à”, như vậy.
Cái chi là sắc danh, tướng, trạng thái của chất lửa rõ rệt đến hành giả? Tình trạng ấm áp rõ rệt đến thân môn là sắc pháp. Ý thức biết tình trạng ấm áp rõ rệt đến thân môn là danh pháp.
Vāyodhātu: chất gió có tướng phất phơ khi rõ rệt đến thân môn rồi, nên phân biệt để trong tâm rằng: “phất phơ à”, như vậy.
Cái chi là sắc danh, tướng, trạng thái của chất gió rõ rệt đến hành giả? Tình trạng phất phơ rõ rệt đến thân môn là sắc pháp. Ý thức biết tình trạng phất phơ rõ rệt đến thân môn là danh pháp.
Hành giả là người có trí nhớ và tri giác phân biệt theo, biết cho kịp, liên tiếp sắc danh như đã giải, gọi là pháp thông tuệ của thân quán niệm xứ.
Trí nhớ phân biệt tướng, trạng thái của tứ đại là sắc danh là khổ đế (dukkhasacca). Ái dục (taṇhā) trong kiếp trước là nơi sanh của khổ đế thuộc về tập đế (sanudayasacca). Sự dập tắt khổ đế và tập đế là diệt đế (nirodhasacca). Bát Thánh đạo phân biệt biết khổ đế, tập đế có Niết-bàn là cảnh giới là đạo đế (maggasacca).
‒ Dứt tứ đại phần (dhātupabba) ‒