WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Thân Quán Đại Niệm Xứ Và Chú Giải

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
THERAVĀDA
—–

THÂN QUÁN NIỆM XỨ
(KĀYĀNUPASSANĀSATIPAṬṬHĀNA)

Soạn giả
TRƯỞNG LÃO HỘ TÔNG
(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)

THÂN QUÁN ĐẠI NIỆM XỨ
(KĀYĀNUPASSANAMAHĀSATIPAṬṬHĀNA)

“Thân quán Đại niệm xứ” này là một ngành của Đại niệm xứ (Mahāsatipaṭṭhāna) mà Đức Phật đã thuyết để trong Đại niệm xứ kinh (Mahāsatipaṭṭhānasutta), có ghi rõ rệt trong tạng Kinh (Suttantapitaka) mūlapaṇṇāsaka của Majjhimanīkāya.

Trong nơi đây chỉ giải về thân (kāya) quán niệm xứ thôi. Về thọ (vedanā), tâm (citta), pháp (dhamma) quán Đại niệm xứ (mahāsatipaṭṭhāna) đã có phiên dịch tóm tắt trong Đại niệm xứ kinh rồi.

Trước khi diễn tả pháp thân quán Đại niệm xứ, xin giải chút ít về pháp vị (dhammarasa) của tiếng Đại niệm xứ. Đại niệm xứ này là căn bản của Phật ngôn, đã chỉ giáo cho tất cả chúng sanh để đạt đến đạo trực giác và Niết-bàn, là nơi cuối cùng mà đức Chánh Biến Tri gọi là chi-đề-mục trộn lộn với pháp chỉ-quán (samatha) và thông tuệ (vipassanā) vừa với khí chất của tất cả hàng Phật tử dễ dạy.

Thế nào gọi là “Đại niệm xứ”?

Các nhà chú giải đã rõ Phật lý, có giảng ý nghĩa bằng cách “giải tích tự” (viggaha) như vầy1Giải thích tự: chia chữ ra mà giải:

Satiyā paṭṭhānanti satipaṭṭhānaṃ.

Còn có một loại nữa gọi là thân, thọ, tâm, pháp. Các pháp đó là nơi trú của Niệm xứ (satipaṭṭhāna). Cái chi là nơi trú của trí nhớ?

Thân, thọ, tâm, pháp, có 4 pháp, đó là nơi trú của trí nhớ, nghĩa:

Trí nhớ là cái để ý, mặc tưởng theo sự hiểu biết các thân phần, riêng biệt trong thân thể, trong mỗi sát-na, không cho gián đoạn, gọi là thân quán niệm xứ (kāyānupassanāsatipaṭṭhāna).

Trí nhớ là cái để ý khảo sát, theo sự hiểu biết các thọ phần, riêng biệt trong thọ, trong mỗi sát-na, không cho gián đoạn, gọi là thọ quán niệm xứ (vedanānupassanāsatipaṭṭhāna).

Trí nhớ là cái để ý thẩm xét theo sự hiểu biết các tâm phần, riêng biệt trong tâm, trong mỗi sát-na, không cho gián đoạn, gọi là tâm quán niệm xứ (cittānupassanāsatipaṭṭhāna).

Trí nhớ là cái để ý quan sát theo sự hiểu biết các pháp phần, riêng biệt trong pháp, trong mỗi sát-na, không cho gián đoạn, gọi là pháp quán niệm xứ (dhammānupassanāsatipaṭṭhāna).

Mahantañca taṃ satipaṭṭhānāncāti mahāsatipaṭṭhānaṃ.

Tứ niệm xứ đó là đại thiện tâm (mahākusalacitta) có trạng thái rộng lớn, dẫn chúng sanh đạt đến đạo trực giác (magganāṇa), quả trực giác (phalañāṇa) và Niết-bàn, như thế đó, mới gọi là Đại niệm xứ.

Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo. Sattānaṃ visuddhiyā sokaparidevānaṃ. Samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ. Aṭṭhaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibhānassa sacchikiriyā, yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā.

Này các thầy tỳ khưu! Người thấy sự kinh sợ trong các nẻo luân hồi, đường này là đạo dắt dẫn chúng sanh đạt đến đạo trực giác, quả trực giác và Niết-bàn. Chỉ có một đường thôi, cho chúng sanh được sự trong sạch chơn chánh, thanh cao, ngõ hầu thoát khỏi thống khổ phiền não và dập tắt tất cả điều khó chịu, bất bình cho đắc thánh đạo, thấy rõ Niết-bàn, đường đó tức là Tứ niệm xứ vậy.

Cattāro satipaṭṭhānā bhāvitā bāhulīkatā sattabojjhaṅge paripūrentīti ādīsu.

Tứ niệm xứ mà hành giả đã rèn tập chơn chánh rồi, tự nhiên làm cho “thất giác chibojjhaṅga” phát sanh đầy đủ, nhất là có ý nghĩa như dưới đây:

“Chúng sanh nào hữu duyên xứng đáng, được dịp tiến hành pháp thông tuệ theo đạo Đại Tứ niệm xứ, chẳng phải chỉ đắc một niệm xứ đâu, đến khi đạt đến thánh pháp rồi, 37 bồ đề phần pháp (37 bodhipakkhiyadhamma) cũng phát sanh đồng thời cùng nhau, không trước, không sau, để dứt bỏ tất cả phiền não”.

Ekāyanaṃ jātikhayantadassī, maggaṃ pajānāti hitānukampī, etena maggena, tariṃsu pubbe, tarissanti ye ca taranti oghanti.

Đức Phật có lòng bi mẫn tế độ chúng sanh. Ngài thấy rõ nơi cuối cùng trong sự tiêu diệt của ngũ uẩn đã sanh lên trong thế gian, Ngài thông suốt Đại Tứ niệm xứ, đạo là đường dẫn chúng sanh đang tiến hành, để đạt đạo trực giác, quả trực giác và Niết-bàn, chỉ có một đường, đã qua trong thời quá khứ, hoặc đang qua trong kiếp hiện tại hay sẽ qua trong ngày vị lai, thoát ly hồng thủy luân hồi bằng pháp Tứ niệm xứ đạo này.

Chú giải về thân quán niệm xứ

Idha bhikkhave bhikkhu kāye kāyanupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassaṃ

‒ Này các thầy tỳ khưu! Người thấy sự kinh sợ phiền não, sợ ác đạo, sợ luân hồi trong sự sanh tử, trong pháp luật của Như Lai đây, tự nhiên là người lặng xét thân, phần riêng biệt trong thân thể; là người có sự tinh tấn dẫn thân quán niệm xứ cho phát sanh, để thiêu hủy, đoạn tuyệt phiền não là pháp ngủ ngầm trong bản tính, là người có tri giác phân biệt, biết theo cho kịp thân quán niệm xứ, là người có trí nhớ chờ chăm nom thân quán niệm xứ đang phát sanh lên rõ rệt, nên dứt bỏ sự thương, ghét trong tâm.

Giải về tiếng “thân quán niệm xứ” (Vigahasabda kāyānupassanāsatipaṭṭhāna)

Còn một pháp khác nữa, gọi là trí nhớ và tri giác nên phân biệt theo, biết cho kịp thân phần riêng biệt trong thân thể như vậy, trí nhớ và tri giác đó gọi là thân quán niệm xứ (kāyānupassanāsatipaṭṭhāna).

Thân quán niệm xứ có 14 phần là:

1) số tức quan phần (ānāpānapabba) là phần xem xét hơi thở ra, hít vô có 4 phương pháp;

2) oai nghi phần (iriyāpathapabba) là phần 4 oai nghi;

3) tri giác phần (sampajaññapabba) là phần tri giác quán tưởng sự cử động trong mỗi oai nghi (có 7);

4) khá tởm phần (paṭikūlapabba) là phần quán tưởng thân bao hàm 32 thể là vật đáng nhờm gớm;

5) tứ đại phần (dhātupabba) là phần quán tưởng tướng của tứ đại;

6) tử thi phần (navasīvaṭṭhikapabba) là phần quán tưởng 9 thứ tử thi mà người đem liệng để trong nơi mộ địa.


 

  • 1
    Giải thích tự: chia chữ ra mà giải