WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Abhidhamma dịch như thế nào?

Vi Diệu Pháp Vấn Đáp
Prasnā Abhidhamma

Tỳ khưu Hộ Tông
Bhikkhu Vansarakkhetta

Vấn: Abhidhamma dịch như thế nào?

Đáp: Abhidhamma dịch là “pháp có sự tiến hoá”, “pháp hiệp theo điều phân biệt”, “pháp nên cúng dường”, “pháp không lẫn lộn”, “pháp vi diệu”.

“Pháp có sự tiến hoá” là khi hành giả niệm chơn chánh rồi sẽ phát tâm bác ái rãi đến các phương hướng làm cho thiền định nảy nở lên được; hành giả sẽ được thọ sanh trong cõi Phạm thiên. “Pháp hợp theo điều phân biệt” là pháp hằng có cái tướng giải thích cho thấy rõ các trạng thái, nhứt là năm cảnh giới1Ngũ dục.. “Pháp nên cúng dường” là tất cả pháp ấy đáng cúng dường, vì là pháp hữu học (sikkhadharma), pháp vô học (asikkhadharma) và là pháp xuất thế (lokuttaradharma). “Pháp không lẫn lộn” là pháp không hỗn hợp theo trạng thái, nhứt là xúc và thọ (phassa, vedanā). “Pháp vi diệu” là pháp mà Đức Phật đã thuyết bằng cách tinh vi cực điểm là: mahaggatadharma2Thiền định pháp., appamānadharma3Vô lượng pháp., và lokuttara dharma4Xuất thế..

Vấn: Ý nghĩa của Pháp vi diệu (abhidharma) có mấy?

Đáp: Có bốn là: tâm vương (citta), tâm sở (citasika), sắc (rūpa), và Niết-bàn (Nibbāna).


Giải thích:

  • 1
    Ngũ dục.
  • 2
    Thiền định pháp.
  • 3
    Vô lượng pháp.
  • 4
    Xuất thế.