WikiDhamma

Thư Viện Nghiên Cứu Phật Giáo


Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, 
Bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Bảy quyển Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Có bảy quyển Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Quyển đầu tiên là bộ Dhammasaṅgaṇī (Bộ Pháp Tụ), phân loại các pháp. Đó là sự phân loại các loại Tâm (Cittas — thức hay tâm vương), tâm sở (Cetasikas), và vật chất (Rūpa). Quyển thứ hai của Abhidhamma là bộ Vibhaṅga (Bộ Phân Tích), đó là sự phân tích các Pháp. Những chủ để được dạy trong bộ Dhammasaṅgaṇī (Bộ Pháp Tụ) được phân tích sâu hơn. Bộ thứ ba là bộ Dhātukathā (Bộ Nguyên Chất Ngữ), thảo luận các Pháp. Đó là sự thảo luận các Pháp trong bộ Dhammasaṅgaṇī (Bộ Pháp Tụ). Bộ thứ tư là bộ Puggalapaññatti (Bộ Nhân Chế Định), sự chỉ định các loại chúng sanh. Quyển này không giống như Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) mà giống như các bài kinh (Suttas). Các loại cá thể hay chúng sanh khác nhau được phân loại hay đề cập trong quyển này. Đây là một quyển sách không giống với Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Bộ kế tiếp là bộ Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông), những điểm dị biệt. Quyển này cũng không giống như Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), đây là quyển sách về phần tranh luận. Những ý kiến khác nhau vào thời điểm đó được xem xét trên cơ sở tranh luận. Đây là quyển sách rất khác so với những quyển khác. Đó là cuộc đối thoại giữa các vị sư Theravāda (Nguyên Thuỷ) và các vị sư khác. Bộ thứ sáu là bộ Yamaka (Bộ Song Đối). Điều này nghĩa là các câu hỏi và câu trả lời được sắp xếp thành từng cặp. Có các câu hỏi theo từng cặp. Có các trả lời theo từng cặp. Ví dụ, “Có những tâm thiện. Có phải tất cả những tâm thiện đó có nguồn gốc là thiện? Có những nguồn gốc thiện. Có phải tất cả những nguồn gốc thiện đó là nhân của những tâm thiện?” Bộ Song Đối này được trình bày như vậy. Tương tự như thế các uẩn, căn được trình bày theo phương thức như vậy: có các câu hỏi và câu trả lời như thế đi theo từng cặp. Bộ thứ bảy là bộ Paṭṭhāna (Bộ Duyên Hệ). Đây là quyển sách về các mối quan hệ nhân duyên. Có 24 kiểu tương quan duyên hệ. Bộ Paṭṭhāna (Bộ Duyên Hệ) là bộ lớn nhất trong 7 bộ của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Đối với chúng tôi đó là bộ sâu sắc nhất của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp).

Kinh sách nói rằng Đức Phật suy ngẫm về Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) trong tuần lễ thứ tư sau khi Ngài giác ngộ. Ngài chưa giảng cho bất kỳ ai mà Ngài chỉ ngồi suy ngẫm về Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Khi Ngài suy ngẫm về sáu quyển đầu của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), không có hiện tượng gì xảy ra. Nhưng khi Ngài suy ngẫm về quyển thứ bảy, hào quang sáu màu phát ra từ thân thể của Ngài. (Chúng tôi không có lá cờ Phật Giáo ở đây. Lá cờ Phật Giáo tượng trưng cho hào quang sáu màu này – xanh, vàng, đỏ, trắng, cam và hỗn hợp của năm màu này.) Tại sao như vậy? Sáu quyển đầu không đủ thâm sâu cho trí tuệ siêu việt của Đức Phật hoạt động. Khi Đức Phật suy ngẫm về sáu quyển sách này, điều này giống như bỏ con cá voi vào trong cái bể nhỏ. Cá voi khó có thể bơi lội trong bể nhỏ này. Nhưng khi Ngài suy ngẫm đến quyển thứ bảy, nội dung và trí tuệ siêu việt của Ngài thật khó nghĩ bàn và không thể đo lường được. Trí tuệ của Ngài và các đối tượng trong quyển này có thể tiến xa song hành với nhau tuỳ ý. Khi suy ngẫm tới quyển này, Ngài giống như một con cá voi được đặt vào trong đại dương. Cá voi có thể di chuyển một cách dễ dàng nên cá voi rất hoan hỉ. Khi tâm hoan hỉ thì sẽ gây ảnh hưởng lên các bộ phận của cơ thể. Nên cơ thể Ngài phát ra các hào quang sáu màu. Bộ Paṭṭhāna (Bộ Duyên Hệ) là bộ sâu sắc nhất và lớn nhất trong bảy bộ Abhidhamma (Vi Diệu Pháp).

Đây là bảy bộ sách Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Nhưng chúng ta sẽ không học bảy quyển này. Chúng ta sẽ học phương pháp tiếp cận những quyển này. Đây là một chặng đường dài mà bạn phải đi qua.