Abhidhammatthasaṅgaha (Vô Tỷ Pháp Tập Yếu) được Ngài Anuruddha Thera biên soạn vào thế kỷ 11 sau Công Nguyên. Ngài là người gốc Nam Ấn. Đó là điều chắc chắn. Ngài viết ba quyển sách. Trong quyển sách khác, Ngài viết rằng Ngài sinh ra ở Kañcipura, Nam Ấn. Vì vậy chắc chắn Ngài là người gốc Nam Ấn. Khi Ngài viết quyển sách này, người ta tin rằng Ngài đang sống ở Sri Lanka (Tích Lan). Và trong quyển sách nhỏ đó , tất cả những phần cơ bản cốt lõi của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) đều được đề cập. Nếu bạn đã quen thuộc với quyển sách nhỏ đó, đó là chìa khoá cho toàn bộ tạng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Bạn có thể mở bất kỳ quyển sách Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) nào, có thể đọc và hiểu sách đó. Quyển sách này rất chính xác và toàn diện. Ý tôi là quyển này đủ cho chúng ta hiểu các quyển sách của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Đây là cuốn cẩm nang nổi tiếng nhất để hiểu những nguyên tắc cơ bản của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Quyển này là một kim chỉ nam không thể thiếu cho Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Bất kỳ ai muốn hiểu Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) thì nên tìm hiểu quyển sách đó. Cũng có những quyển sách khác, nhưng không tốt bằng quyển này.
Đó vẫn là quyển sách giáo khoa cho những người sơ cơ ở Miến Điện và các quốc giáo khác (theo truyền thống Theravāda). Đối với Miến Điện, Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) là một môn học rất phổ biến với các nhà sư Miến. Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) đã trở thành môn học rất phổ biến kể từ khi Phật Giáo du nhập vào vùng thượng lưu Miến Điện vào năm 1057 sau Công Nguyên. Vào khoảng năm 1044 sau Công Nguyên, có một vị vua tên là Anawrahta (Anuruddha). Có thể vài người trong các bạn đã từng đến Bagan. Vào thời điểm đó Phật Giáo Mật Thừa (Tantric Buddhism) đã suy tàn theo đó. Một ngày nọ nhà vua gặp nhà sư người Nam Miến Điện và đã chuyển sang theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda Buddhism). Sau đó ông đã tìm cách lấy được những bộ Tipiṭaka từ vương quốc Thaton ở vùng hạ lưu Miến Điện. Kể từ thời điểm đó, các nhà sư ở Bagan và phần còn lại ở Miến đã hăng hái nghiên cứu Theravāda Tipiṭaka (Tam Tạng theo truyền thống Theravāda) với sự nhiệt tâm cao độ. Sự nghiên cứu Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) đã trở thành một chủ đề phổ biến. Đặc biệt là ở Miến Điện. Nhiều luận thuyết được viết bằng tiếng [[Pāḷi]] và tiếng Miến. Vào năm 1968, hội đồng [[Buddha-Sāsana]] đã in bản dịch bằng tiếng Miến của quyển đầu tiên của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Trong phần giới thiệu, danh sách các quyển sách có sẵn hay danh sách các quyển sách do các tác giả Miến viết được đưa vào. Có tới 333 — một số bằng tiếng Miến, một số bằng Pāḷi — được các tác giả Miến biên soạn. Điều này cho thấy Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) phổ biến như thế nào đặc biệt đối với các nhà sư Miến.