Kinh Phật thuyết như vậy 83
Itivuttaka 83
Chương Ba Pháp
Tikanipāta
Phẩm Bốn
Catutthavagga
Pañcapubbanimittasutta
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Vuttañhetaṁ bhagavatā vuttamarahatāti me sutaṁ:
“Này các Tỷ-kheo, khi nào một Thiên nhân mệnh chung từ bỏ thân chư Thiên, có năm tướng xuất hiện ra trước:
“Yadā, bhikkhave, devo devakāyā cavanadhammo hoti, pañcassa pubbanimittāni pātubhavanti—
Các vòng hoa héo úa, áo quần bị uế nhiễm, mồ hôi chảy ra từ nách, thân sắc trở thành xấu xí, Thiên nhân không hoan hỷ tại chỗ ngồi chư Thiên.
mālā milāyanti, vatthāni kilissanti, kacchehi sedā muccanti, kāye dubbaṇṇiyaṁ okkamati, sake devo devāsane nābhiramatīti.
Này các Tỷ-kheo, chư Thiên sau khi biết Thiên tử này mệnh chung, nói ba lời để cổ vũ: Từ đây, Hiền giả hãy đi đến cõi lành! Sau khi đi đến cõi lành, hãy nhận được những gì khéo nhận được. Sau khi nhận được những gì khéo nhận, hãy khéo an trú.”
Tamenaṁ, bhikkhave, devā ‘cavanadhammo ayaṁ devaputto’ti iti viditvā tīhi vācāhi anumodenti: ‘ito, bho, sugatiṁ gaccha. Sugatiṁ gantvā suladdhalābhaṁ labha. Suladdhalābhaṁ labhitvā suppatiṭṭhito bhavāhī’”ti.
Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
Evaṁ vutte, aññataro bhikkhu bhagavantaṁ etadavoca:
“Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là đi đến cõi lành của chư Thiên?
“kiṁ nu kho, bhante, devānaṁ sugatigamanasaṅkhātaṁ.
Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là nhận được những gì khéo nhận được của chư Thiên?
Kiñca, bhante, devānaṁ suladdhalābhasaṅkhātaṁ.
Bạch Thế Tôn, thế nào được gọi là khéo an trú của chư Thiên?”
Kiṁ pana, bhante, devānaṁ suppatiṭṭhitasaṅkhātan”ti?
“Này các Tỷ-kheo, được địa vị làm người được gọi là đi đến cõi lành của chư Thiên.
“Manussattaṁ kho, bhikkhu, devānaṁ sugatigamanasaṅkhātaṁ.
Khi được địa vị làm người, được lòng tin trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nhận được những gì khéo nhận được của chư Thiên.
Yaṁ manussabhūto samāno tathāgatappavedite dhammavinaye saddhaṁ paṭilabhati; idaṁ kho, bhikkhu, devānaṁ suladdhalābhasaṅkhātaṁ.
Khi lòng tin được nhập vào, được an trú thành gốc rễ, kiên trì, không bị làm tan nát bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ác ma, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời thì được gọi là khéo an trú của chư Thiên.”
Sā kho panassa saddhā niviṭṭhā hoti mūlajātā patiṭṭhitā daḷhā asaṁhāriyā samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṁ; idaṁ kho, bhikkhu, devānaṁ suppatiṭṭhitasaṅkhātan”ti.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:
Etamatthaṁ bhagavā avoca. Tatthetaṁ iti vuccati:
“Khi nào vị Thiên nhân,
Từ bỏ thân chư Thiên,
Vì thọ mạng đã hết,
Ba tiếng được thốt lên,
Chư thiên chúc tốt lành.
“Yadā devo devakāyā,
cavati āyusaṅkhayā;
Tayo saddā niccharanti,
devānaṁ anumodataṁ.
‘Từ đây, này Hiền giả,
Hãy đi đến cõi lành,
Cộng trú với loài Người,
Khi đã được làm người,
Trong Chánh pháp vi diệu,
Hãy lấy được lòng tin,
Lòng tin ấy vô thượng.
‘Ito bho sugatiṁ gaccha,
manussānaṁ sahabyataṁ;
Manussabhūto saddhamme,
labha saddhaṁ anuttaraṁ.
Hãy thành tựu lòng tin,
An trú thành gốc rễ,
Sống trọn đời bất động,
Trong diệu pháp khéo thuyết.
Sā te saddhā niviṭṭhassa,
mūlajātā patiṭṭhitā;
Yāvajīvaṁ asaṁhīrā,
saddhamme suppavedite.
Từ bỏ thân làm ác,
Từ bỏ lời nói ác,
Từ bỏ ý nghĩ ác,
Và mọi hành động khác,
Bởi do bởi ác ý.
Kāyaduccaritaṁ hitvā,
vacīduccaritāni ca;
Manoduccaritaṁ hitvā,
yañcaññaṁ dosasañhitaṁ.
Thân làm các hạnh lành,
Làm nhiều lời nói lành,
Sau khi ý nghĩ lành,
Vô lượng, không sanh y.
Kāyena kusalaṁ katvā,
vācāya kusalaṁ bahuṁ;
Manasā kusalaṁ katvā,
appamāṇaṁ nirūpadhiṁ.
Rồi làm các công đức,
Cho sanh y đời sau,
Với bố thí rộng rãi,
Rồi an trú người khác,
Trong Chánh Pháp, Phạm Hạnh.’
Tato opadhikaṁ puññaṁ,
katvā dānena taṁ bahuṁ;
Aññepi macce saddhamme,
brahmacariye nivesaya’.
Với lòng từ mẫn này,
Chư Thiên khi biết được,
Một Thiên nhân mệnh chung,
Liền nói lời hoan hỷ,
Thiên nhân hãy đến đây,
Thanh tịnh một lần nữa.”
Imāya anukampāya,
devā devaṁ yadā vidū;
Cavantaṁ anumodenti,
ehi deva punappunan”ti.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
Ayampi attho vutto bhagavatā, iti me sutanti.
Catutthaṁ.