Tương Ưng Bộ 8.3
Saṁyutta Nikāya 8.3
1. Phẩm Vaṅgīsa
1. Vaṅgīsavagg
Ôn Hòa
Pesalasutta
Một thời Tôn giả Vaṅgīsa trú ở Āḷavī, tại đền Aggāḷava, cùng với giáo thọ sư là Tôn giả Nigrodhakappa.
Ekaṁ samayaṁ āyasmā vaṅgīso āḷaviyaṁ viharati aggāḷave cetiye āyasmatā nigrodhakappena upajjhāyena saddhiṁ.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Vaṅgīsa thường hay khinh miệt các vị Tỷ- kheo ôn hòa khác vì khả năng biệt tài của mình.
Tena kho pana samayena āyasmā vaṅgīso attano paṭibhānena aññe pesale bhikkhū atimaññati.
Rồi Tôn giả Vaṅgīsa suy nghĩ:
Atha kho āyasmato vaṅgīsassa etadahosi:
“Thật bất lợi cho ta! Thật không lợi cho ta! Thật bất hạnh cho ta! Thật không may cho ta!
“alābhā vata me, na vata me lābhā; dulladdhaṁ vata me, na vata me suladdhaṁ;
Vì rằng ta khinh miệt các vị Tỷ-kheo ôn hòa khác vì khả năng biện tài của ta”.
yvāhaṁ attano paṭibhānena aññe pesale bhikkhū atimaññāmī”ti.
Rồi Tôn giả Vaṅgīsa, tự hối trách mình, liền ngay khi ấy, nói lên những bài kệ này:
Atha kho āyasmā vaṅgīso attanāva attano vippaṭisāraṁ uppādetvā tāyaṁ velāyaṁ imā gāthāyo abhāsi:
“Ðệ tử Gotama,
Từ bỏ các kiêu mạn,
Nếu mê hoặc, đắm say,
Trong các loại kiêu mạn,
Sẽ tự hối trách mình,
Trong thời gian lâu dài.
“Mānaṁ pajahassu gotama,
Mānapathañca pajahassu;
Asesaṁ mānapathasmiṁ,
Samucchito vippaṭisārīhuvā cirarattaṁ.
Ai khinh khi, kiêu mạn,
Người ấy đọa địa ngục,
Do kiêu mạn dẫn dắt,
Phải sanh vào địa ngục,
Những người ấy chịu khổ,
Trong thời gian lâu dài.
Makkhena makkhitā pajā,
Mānahatā nirayaṁ papatanti;
Socanti janā cirarattaṁ,
Mānahatā nirayaṁ upapannā.
Tỷ-kheo hành chơn chánh,
Thắng lợi trên chánh đạo,
Không bao giờ sầu muộn,
Vị ấy được thọ hưởng,
An lạc và danh tiếng,
Mọi người gọi vị ấy,
Là ‘bậc nhìn thấy Pháp’.
Na hi socati bhikkhu kadāci,
Maggajino sammāpaṭipanno;
Kittiñca sukhañca anubhoti,
Dhammadasoti tamāhu pahitattaṁ.
Hãy nhu thuận, tinh tấn,
Dứt trừ mọi triền cái,
Sống thanh tịnh, trong sạch,
Kiêu mạn diệt hoàn toàn,
Đoạn trừ bằng trí tuệ,
Sống tịch tịnh an lạc”.
Tasmā akhilodha padhānavā,
Nīvaraṇāni pahāya visuddho;
Mānañca pahāya asesaṁ,
Vijjāyantakaro samitāvī”ti.