Kinh Tương Ưng 40.9
Saṁyutta Nikāya 40.9
1. Phẩm Moggallāna
1. Moggallānavagga
Câu Hỏi Về Vô Tướng Tâm Định
Animittapañhāsutta
“‘Vô tướng tâm định, Vô tướng tâm định’, như vậy được nói đến. Thế nào là Vô tướng tâm định?
“‘Animitto cetosamādhi, animitto cetosamādhī’ti vuccati. Katamo nu kho animitto cetosamādhīti?
Và này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: ‘Ở đây, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định. Ðây gọi là Vô tướng tâm định’.
Tassa mayhaṁ, āvuso, etadahosi: ‘idha bhikkhu sabbanimittānaṁ amanasikārā animittaṁ cetosamādhiṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccati animitto cetosamādhī’ti.
Rồi này chư Hiền, tôi không tác ý tất cả tướng, chứng và an trú Vô tướng tâm định.
So khvāhaṁ, āvuso, sabbanimittānaṁ amanasikārā animittaṁ cetosamādhiṁ upasampajja viharāmi.
Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, (tôi đạt được) thức tùy thuận tướng.
Tassa mayhaṁ, āvuso, iminā vihārena viharato nimittānusāri viññāṇaṁ hoti.
Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau:
Atha kho maṁ, āvuso, bhagavā iddhiyā upasaṅkamitvā etadavoca:
‘Này Moggallāna, này Moggallāna, chớ có phóng dật Vô tướng tâm định! Này Moggallāna, hãy đặt tâm vào Vô tướng tâm định! Hãy nhứt tâm vào Vô tướng tâm định! Hãy định tâm vào Vô tướng tâm định!’
‘moggallāna, moggallāna. Mā, brāhmaṇa, animittaṁ cetosamādhiṁ pamādo, animitte cetosamādhismiṁ cittaṁ saṇṭhapehi, animitte cetosamādhismiṁ cittaṁ ekodiṁ karohi, animitte cetosamādhismiṁ cittaṁ samādahā’ti.
Rồi này chư Hiền, sau một thời gian, tôi không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định.
So khvāhaṁ, āvuso, aparena samayena sabbanimittānaṁ amanasikārā animittaṁ cetosamādhiṁ upasampajja vihāsiṁ.
Này chư Hiền, nếu ai nói một cách chơn chánh:
Yañhi taṁ, āvuso, sammā vadamāno vadeyya:
‘Vị đệ tử được bậc Ðạo Sư hỗ trợ, chứng được đại thắng trí’,
‘satthārānuggahito sāvako mahābhiññataṁ patto’ti,
người ấy sẽ nói về tôi như sau: ‘Mahāmoggallāna là người đệ tử được bậc Ðạo Sư hỗ trợ, chứng được đại thắng trí’.”
mamaṁ taṁ sammā vadamāno vadeyya: ‘satthārānuggahito sāvako mahābhiññataṁ patto’”ti.
Navamaṁ.